28/12/2024

Gian nan cứu hộ

Có những hình ảnh mà các cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ khó có thể quên. Đó là khi tìm thấy đồng đội bị chôn vùi dưới lớp đất sâu… 
Đường dẫn vào hiện trường vụ sạt lở tại khu vực đóng quân của Đoàn 337 bị nước lũ tàn phá nên rất khó tiếp cận /// ẢNH: nguyễn phúc
Đường dẫn vào hiện trường vụ sạt lở tại khu vực đóng quân của Đoàn 337 bị nước lũ tàn phá nên rất khó tiếp cận  ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Thủ tướng chỉ đạo xuất tiền, cấp gạo, thuốc cứu hộ đồng bào miền Trung  102 người chết, 26 người mất tích trong mưa lũ
Bạn đọc nặng lòng với miền Trung

Có những hình ảnh mà các cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ khó có thể quên. Đó là khi tìm thấy đồng đội bị chôn vùi dưới lớp đất sâu, “mắt nhắm nghiền như đang ngủ, nhiều người vẫn còn mặc quần áo dã ngoại…”.
Hai ngày đêm ở xã Hướng Phùng (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) – nơi xảy ra vụ sạt lở thảm khốc khiến 22 cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng 377 (Quân khu 4) hy sinh, tôi khắc khoải về những hồi kẻng dài chầm chậm, báo tin tìm thấy thi thể người đã mất.
Gian nan cứu hộ

Tìm kiếm tại hiện trường ẢNH: MAI THANH HẢI

Vào hiện trường bằng… gầu máy xúc

5 giờ sáng 18.10, vẫn còn đang ngủ trong ào ạt tiếng mưa gió ngoài khung cửa khách sạn TP.Đông Hà (Quảng Trị), điện thoại bỗng cồn lên hối hả: “Cách đây mấy tiếng, xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại khu vực đóng quân của Đoàn kinh tế – quốc phòng 337 (Đoàn 337) trên địa bàn H.Hướng Hóa, khiến hàng chục bộ đội bị vùi lấp”.

Rào Trăng 3: “Nương” theo con nước để vào hiện trường

Hiện trường sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên-Huế) vẫn chưa bớt “nóng”. Khi tuyến đường 71 đi từ hướng xã Phong Xuân (H.Phong Điền) vào hiện trường vẫn chưa thông, những ngày qua hướng tiếp cận duy nhất vẫn là đường thủy. Lực lượng cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu 4 vẫn đang “bám”, để tìm kiếm 15 công nhân mất tích.
Nhưng ít ai biết, tuyến đường thủy cũng đang gây khó cho lực lượng cứu hộ. Một chiến sĩ CSGT đường thủy đảm trách lái ca nô ví von công tác cứu hộ bằng đường thủy ở đây giống như một “cuộc chiến”. Thậm chí, giữa bộ phận vận hành nhà máy và lực lượng cứu hộ phải kết nối, hiệp đồng tác chiến, phối hợp nhịp nhàng. Phía thượng nguồn, khu vực lưu vực lòng hồ địa hình phức tạp. Khi mưa lớn, nước lũ dâng lên rất nhanh vượt qua mốc nước dâng bình thường, các đập thủy điện buộc phải xả lũ… Nếu không phối hợp nhịp nhàng, khi lực lượng cứu hộ đang chạy thuyền mà thủy điện đột ngột xả lũ điều tiết thì lập tức thuyền có thể… mắc cạn trên các mỏm đá, bãi đất giữa lòng hồ.
Trung tá Hoàng Liên Sơn, Phó trưởng công an TX.Hương Trà, người trực chiến tuyến đường thủy, cho biết: “Buổi sáng, tranh thủ khi nước trong lòng hồ còn ở ngưỡng an toàn, lực lượng cứu hộ đã xuất quân thần tốc chạy vào hiện trường, sau đó tìm kiếm cứu hộ. Đợi khi mực nước trở về an toàn, chúng tôi mới quay ra”.
Ông Phan Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhìn nhận thời điểm này, phương án tiếp cận Rào Trăng 3 qua tuyến suối là hết sức nguy hiểm trong điều kiện mưa lũ. Vì vậy, lực lượng cứu hộ đã phải “bám trụ” ở thủy điện Rào Trăng 4, chờ tăng viện.
Bùi Ngọc Long
Không tin vào tai mình bởi vừa xảy ra vụ 13 quân nhân, cán bộ hy sinh trong khi tìm kiếm cứu nạn ở thủy điện Rào Trăng 3 (H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế), tôi gấp gáp gọi nguồn tin xác minh. Bên kia hình như cũng thức từ rạng sáng, trầm giọng: “Đúng rồi! 22 người mất tích, cấp hàm cao nhất là thượng tá – Chủ nhiệm hậu cần; thấp nhất là chiến sĩ mới nhập ngũ, chưa tròn 20 tuổi. Khả năng cao là hy sinh đa số. Cả nửa quả núi ụp xuống cơ mà”.
Từ Khe Sanh vào đến điểm tập kết Km 15 (đường Hồ Chí Minh tây) xã Hướng Phùng (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) có đến 4 chốt của kiểm soát quân sự, cảnh sát giao thông chặn người không có nhiệm vụ ra vào. Km 15 – xe cộ xếp dài gần 3 km ven đường, đủ loại biển đỏ, xanh, trắng, vàng và giữa những gương mặt âu lo là nước mắt, tiếng khóc nấc hờn gọi của những ông bố bà mẹ, người vợ, con em ngóng vào người thân mình trong đó.
Gần 1 tiếng đồng hồ chờ đoàn xe tải của Công ty xây dựng 384 (Tổng công ty xây dựng Trường Sơn) đổ đá khắc phục tạm thời đoạn sạt lở suýt vùi lấp đoàn cứu hộ buổi sáng, trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, sau khi liên lạc với Sở Chỉ huy tiền phương trong Đoàn 337 quyết định: “Khẩn trương vào hiện trường với anh em”.
Một máy xúc được điều đến, đoàn công tác lội bùn đến đầu gối qua điểm vừa đổ đá hộc và cứ 3 người chui vào gầu múc, cho máy xúc chuyển đến chỗ đất cao. Thêm 2 km đi bộ qua những đoạn sạt lở ngổn ngang thân cây, nước đỏ ngầu hung dữ, chúng tôi mới đến hiện trường. Nửa quả núi đổ sập xuống khu vực phía sau doanh trại Đoàn kinh tế – quốc phòng 337, bùn nhão chảy tràn ra con suối cạnh bên… Phía trong, 8 chiếc máy xúc các loại miệt mài đào bới, phía vành ngoài, hàng trăm bộ đội của các lực lượng trần người chịu mưa, chăm chú theo dõi đợi hiệu lệnh vào cứu nạn đồng đội..

Nghĩa tình đồng đội

Đại úy Nguyễn Đức Chiến, Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, thuộc Bộ Chỉ huy (BCH) Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị là một trong những người có mặt đầu tiên ở hiện trường. Hơn 4 giờ sáng 18.10, Chiến nhận lệnh từ BCH BĐBP tỉnh: Ngay lập tức cơ động đơn vị đi tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Gần 1 tiếng sau, gần 20 cán bộ chiến sĩ cùng 3 chó nghiệp vụ của đội đã có mặt tại Km 15, cùng đại tá Lê Văn Phương (chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh) và đoàn công tác BĐBP vào hiện trường. Thời điểm này, đoạn đường bị sạt lở nghiêm trọng, chó nghiệp vụ chỉ di chuyển được 200 m là bị… chìm xuống bùn.

Niềm tin cho người sống

Anh Nguyễn Văn Sơn là cán bộ công ty đang thi công công trình điện gió tại Hướng Phùng. Rạng sáng 18.10 khi xảy ra sự việc lở đất, chính anh đã điều chiếc máy xúc đầu tiên của công ty vào tìm kiếm cứu nạn cùng lực lượng tại chỗ. Thấy chúng tôi cảm ơn sau khi nghe câu chuyện, anh Sơn nghiêm nghị: “Cứu nạn không chỉ đơn giản là tìm ra thi thể một con người, mà để những người sống biết rằng khi có hoạn nạn xảy ra, sẽ không ai bị bỏ quên”.
Những người lính thường không nói nhiều bởi họ thừa hiểu trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân và sẵn sàng hy sinh. Nhưng sự hy sinh trong thời bình, vì giặc thiên tai là sự hy sinh thầm lặng và khắc khoải. Khắc khoải như tiếng kẻng báo tin ở Hướng Phùng, chầm chậm và rành rọt, nói rằng: Thiên tai thế nào, cũng sẽ không có ai bị bỏ quên và đó là hạt mầm gieo niềm tin cho những người đang còn sống, trên cõi đời này…

Để chó và huấn luyện viên ở lại, đại tá Phương yêu cầu các thành viên đoàn BĐBP Quảng Trị chỉ mang theo dụng cụ cứu hộ, men theo sườn núi – khe suối vượt qua điểm sạt lở để vào hiện trường nhanh nhất. Đúng 6 giờ sáng 18.10, đội đặc nhiệm và đoàn BĐBP là đoàn đầu tiên từ ngoài vào, có mặt tại hiện trường tiếp ứng bộ đội Đoàn 337 và Đồn biên phòng Hướng Phùng (còn gọi là Đồn biên phòng Sen Bụt – PV) đang TKCN tại chỗ.

12 cán bộ chiến sĩ đặc nhiệm chia làm 3 tổ, trực tiếp đào bới các điểm nghi có thi thể người bị nạn. Găng tay chưa có, anh em toàn dùng tay không để vuốt đất, đưa 5 thi thể ra khỏi hiện trường, giao lực lượng khác khiêng cáng về nơi tập trung. “Anh em đưa lên thân hình tím tái, mắt nhắm nghiền như đang ngủ, nhiều người vẫn còn mặc quần áo dã ngoại đi ngủ, thương và xót vô cùng”, Chiến nhớ lại và trầm giọng: “Tụi em khi trực cũng thường mặc như vậy. Để khi báo động có tình huống thì cơ động cho nhanh”…

Những chú chó kiếm tìm

3 giờ ngày 18.10, trực ban cụm cơ động chó nghiệp vụ 4 (Trường trung cấp 24 Bộ Tư lệnh BĐBP) nhận lệnh từ Hà Nội: “Khẩn trương cơ động lên Hướng Phùng làm nhiệm vụ TKCN”. Chỉ 30 phút sau, phân đội gồm 6 cán bộ, huấn luyện viên, nhân viên và 3 chó nghiệp vụ giám biệt nghiệp vụ, do trung tá Trần Hiệp Sỹ (cụm trưởng) chỉ huy đã sẵn sàng lên đường.
Do đơn vị không có xe chở chó, phải huy động từ BCH BĐBP tỉnh Quảng Trị và đoạn đường 110 km từ xã A Ngo (H.Đăk Rông, Quảng Trị) lên Đoàn 337 bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, bị sạt lở, đường hỏng… nên cả phân đội vừa đi bộ, vừa đi xe thùng chuyên dụng, mãi gần trưa mới đến Km 15. Để vượt qua điểm sạt lở Km 15, cả huấn luyện viên và chó đều phải ngồi vào gầu máy xúc để… tăng bo qua đoạn đường bị xé thành vực sâu. Vào đến hiện trường, người ướt lướt thướt vì mưa và xòe áo mưa che cho chó. Còn chó thì lấm lem bùn đất, lông sũng nước đẫm vào tận da.
Sau khi khảo sát địa hình, trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ái ngại: “Chó nghiệp vụ có phát huy được không?”. Trung tá Sỹ thành thật: “Bùn ngập lút đầu gối, mũi chó sẽ phải nghếch lên để không chìm, nên khó đánh hơi. Nhưng chúng tôi sẽ lót lá lót gỗ cho chó tìm kiếm. Các thủ trưởng cứ yên tâm”, khiến tướng Nghĩa quyết định: “Đặc biệt vậy, để ngày mai”.
Chiều tối 18.10, khi nạn nhân thứ 14 được tìm thấy cũng là lúc có nguy cơ xảy ra sạt lở tại hiện trường, sở chỉ huy tiền phương ra lệnh rút toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực. Phân đội chó nghiệp vụ được phân công về nghỉ tại Đồn biên phòng Hướng Phùng cách đó gần 10 km bằng xe Uoat cứu thương, xe bán tải và cả đi bộ.
Đêm 18.10 ở Đồn biên phòng Hướng Phùng, cả đại úy Cao Văn Chinh (đội trưởng phòng chống ma túy) và 3 huấn luyện viên Nguyễn Đức Vượng, Đàm Ngọc Vinh, Lại Thế Trọng đều bảo nhau đi tìm bìa giấy lót cho chó nằm khỏi lạnh và cứ 1 tiếng lại thức dậy xem chó ngủ thế nào.
Không phụ lòng người, trong ngày tìm kiếm thứ 2 và cũng là cuối cùng ở hiện trường vụ sạt lở đất, 3 chú chó Kô Man, Tô Sen và Cô Sa đã xác định chính xác vị trí tìm kiếm thành công 8 quân nhân mất tích và đến 14 giờ 20 đã tìm được người cuối cùng.
MAI THANH HẢI
TNO