24/11/2024

13 sự thật cần biết về hệ thống miễn dịch của bạn

13 sự thật cần biết về hệ thống miễn dịch của bạn

Nhiều người đều biết hệ thống miễn dịch của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khoẻ mạnh.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức độ vừa phải có thể tăng khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng và cải thiện cơ chế bảo vệ của da. /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức độ vừa phải có thể tăng khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng và cải thiện cơ chế bảo vệ của da.  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hệ thống miễn dịch hoạt động giống như một người bảo vệ sinh học săn lùng các vi sinh vật có thể gây bệnh cho bạn. Nó bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.
Vì hệ thống miễn dịch đóng một phần quan trọng như vậy, đây là một số sự thật đáng kinh ngạc về “vệ sĩ sinh học” này, theo Times of India.
1. Miễn dịch bẩm sinh cung cấp sự bảo vệ ngay lập tức
Miễn dịch bẩm sinh là hai cơ chế bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Da và màng nhầy của chúng ta hoạt động như hàng rào bảo vệ bên ngoài và bên trong ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm xâm nhập và lây lan khắp cơ thể.

2. Miễn dịch thích ứng ghi nhớ các tác nhân lây nhiễm

Khi virus hoặc vi khuẩn vượt qua được khả năng miễn dịch bẩm sinh, thì khả năng miễn dịch thứ hai của bạn, tuyến miễn dịch thứ hai, miễn dịch thích ứng sẽ tăng lên.
Sau khi chiến đấu với nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của bạn ghi nhớ cuộc “gặp gỡ”, cho phép nó phản ứng hiệu quả hơn vào lần tiếp theo bạn tiếp xúc với mầm bệnh đó.

3. Em bé tạm thời được hưởng lợi từ hệ thống miễn dịch của mẹ

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, người mẹ truyền một số kháng thể của họ cho con qua nhau thai, cung cấp cho trẻ sơ sinh một số miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng từ khi sinh ra. Tuy nhiên, sự bảo vệ này chỉ là tạm thời và giảm dần sau một vài tuần.
Trẻ sinh non không được hưởng lợi từ sự bảo vệ như vậy do sự gián đoạn trong việc chuyển giao các kháng thể, theo Times of India.

4. Sữa mẹ chứa kháng thể

Sữa mẹ có các kháng thể và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh khác nhau như tiêu chảy và viêm phổi, hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
Sữa mẹ cũng chứa các hoóc môn và các yếu tố tăng trưởng, giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch.

5. Hiệu quả của hệ thống miễn dịch giảm dần theo tuổi tác

Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn trở nên kém hiệu quả hơn trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch trở nên khó khăn hơn trong việc loại bỏ các tế bào ung thư, điều này giải thích tại sao tỷ lệ ung thư cao ở những người lớn tuổi, theo Times of India.

6. Hệ thống miễn dịch được định hình bởi môi trường

Gien đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nó.
Đó là lý do tại sao ngay cả những cặp song sinh về cơ bản cũng có hệ thống miễn dịch khác nhau. Điều này là do khi chúng già đi, chúng tiếp xúc với một môi trường khác. Hầu hết họ không sống ở cùng một nơi hoặc làm việc trong cùng một khu vực công cộng.

7. Căng thẳng có thể cản trở hệ thống miễn dịch

Căng thẳng có thể dẫn đến mất ngủ. Căng thẳng mạn tính có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn và làm tăng mức độ của hoóc môn căng thẳng cortisol. Nó cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh.
13 sự thật bất ngờ về hệ thống miễn dịch của bạn

Mất ngủ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

8. Quá nhiều tế bào bạch cầu có thể chỉ ra một vấn đề

Quá nhiều tế bào bạch cầu (11.000 hoặc hơn trên mỗi microlit) trong cơ thể bạn không phải là tin tốt. Mặc dù một số loại thuốc có thể làm tăng sản xuất bạch cầu. Nhiễm trùng và một số loại ung thư cũng có thể có tác động tương tự, theo Times of India.

9. Sốt và mối quan hệ của hệ thống miễn dịch

Trong nhiều trường hợp, sốt là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng, chẳng hạn như virus và vi khuẩn.
Tuy nhiên, sốt không phải là một cơ chế bảo vệ thực sự mà là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt và đang giải phóng các tế bào máu.

10. Tiếng cười tốt cho hệ thống miễn dịch

Cười có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch. Khi chúng ta cười, việc sản xuất kháng thể tăng lên ở mũi và đường hô hấp.
Cười không giúp bạn chống lại tất cả các bệnh nhiễm trùng nhưng cải thiện khả năng chống lại một số bệnh ung thư và bệnh tật, theo Times of India.

11. Hệ thống miễn dịch liên quan đến nhiều cơ quan

Hệ thống miễn dịch của chúng ta dựa vào một số cơ quan. Tuyến ức và tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất tế bào lympho. Hệ thống miễn dịch lưu thông qua các hạch bạch huyết, lá lách và adenoids.

12. Hệ thống miễn dịch của bạn có thể chống lại bạn

Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch có thể chống lại cơ thể. Trên thực tế, các kháng thể có thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Điều này là do bệnh tự miễn dịch gây ra.

13. Ánh sáng mặt trời có thể tốt cho hệ thống miễn dịch

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng nhỏ ánh sáng mặt trời rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức độ vừa phải có thể tăng khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng và cải thiện cơ chế bảo vệ của da. Nhưng hãy cẩn thận vì phơi nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da, theo Times of India.
KHUÊ NGUYỄN
TNO