12/01/2025

Một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra gần Trái đất 2,5 triệu năm trước

Một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra gần Trái đất 2,5 triệu năm trước

Các nhà vật lý học của Đại học Bách khoa Munich (TUM-Đức) đã phát hiện chứng cứ về một vụ nổ siêu tân tinh gần Trái đất, xảy ra cách đây khoảng 2,5 triệu năm, nhưng sự sống vẫn kiên trì bám trụ địa cầu.

 

 

 

Mô phỏng một vụ nổ siêu tân tinh /// NASA
Mô phỏng một vụ nổ siêu tân tinh NASA
Một vụ nổ siêu tân tinh thường xảy ra đối với các ngôi sao có khối lượng hơn gấp 10 lần của mặt trời vào thời điểm cuối cùng của đời sống. Đây là một vụ nổ phóng thích và lan tỏa năng lượng đủ để thắp sáng bầu trời suốt nhiều tháng, biến đêm thành ngày.
Nếu một hành tinh ở đủ gần, năng lượng bùng nổ từ siêu tân tinh có thể làm bốc hơi mọi thứ, thậm chí còn hủy diệt cả hành tinh.
Trong nhiều năm qua, giới nghiên cứu luôn thắc mắc, liệu Trái đất đã từng hứng chịu cơn bão năng lượng từ một vụ nổ siêu tân tinh hay không. Và bằng chứng dễ thấy nhất là mật độ 60Fe, một dạng đồng vị sắt, và 53Mn, đồng vị mangan, xuất phát từ một vụ nổ dạng này.
Đội ngũ nghiên cứu của TUM giờ đây đã công bố báo cáo mới xác nhận sự tồn tại của cả 60Fe và 53Mn trong các lớp vỏ Trái đất có niên đại khoảng 2,5 triệu năm tuổi. Điều này có nghĩa là địa cầu đích thực từng bị “bão năng lượng” siêu tân tinh tấn công vào thời điểm đó, theo báo cáo trên chuyên san Physical Review Letters.
Nếu xảy ra ở khoảng cách đủ gần, vụ nổ siêu tân tinh có thể gây nên thiệt hại trên diện rộng cho hành tinh chúng ta, phá hủy bất kỳ sự sống nào có mặt trên địa cầu khi đó.
Tuy nhiên, may mắn là sự kiện vũ trụ khốc liệt trên xảy ra ở khoảng cách đủ xa để các tia bức xạ phóng thích từ sự kiện này mất vài ngàn năm sau mới đến Trái đất.
Tác giả báo cáo, tiến sĩ Thomas Faestermann đưa ra giả thuyết rằng tàn dư bức xạ từ vụ nổ siêu tân tinh có lẽ góp phần tạo ra các giai đoạn gọi là Kỷ băng hà vào thế Canh Tân, bắt đầu cách đây 2,6 triệu năm.

Các nhà vật lý học của Đại học Bách khoa Munich (TUM-Đức) đã phát hiện chứng cứ về một vụ nổ siêu tân tinh gần Trái đất, xảy ra cách đây khoảng 2,5 triệu năm, nhưng sự sống vẫn kiên trì bám trụ địa cầu.

Mô phỏng một vụ nổ siêu tân tinh /// NASA
Mô phỏng một vụ nổ siêu tân tinh NASA
Một vụ nổ siêu tân tinh thường xảy ra đối với các ngôi sao có khối lượng hơn gấp 10 lần của mặt trời vào thời điểm cuối cùng của đời sống. Đây là một vụ nổ phóng thích và lan tỏa năng lượng đủ để thắp sáng bầu trời suốt nhiều tháng, biến đêm thành ngày.
Nếu một hành tinh ở đủ gần, năng lượng bùng nổ từ siêu tân tinh có thể làm bốc hơi mọi thứ, thậm chí còn hủy diệt cả hành tinh.
Trong nhiều năm qua, giới nghiên cứu luôn thắc mắc, liệu Trái đất đã từng hứng chịu cơn bão năng lượng từ một vụ nổ siêu tân tinh hay không. Và bằng chứng dễ thấy nhất là mật độ 60Fe, một dạng đồng vị sắt, và 53Mn, đồng vị mangan, xuất phát từ một vụ nổ dạng này.
Đội ngũ nghiên cứu của TUM giờ đây đã công bố báo cáo mới xác nhận sự tồn tại của cả 60Fe và 53Mn trong các lớp vỏ Trái đất có niên đại khoảng 2,5 triệu năm tuổi. Điều này có nghĩa là địa cầu đích thực từng bị “bão năng lượng” siêu tân tinh tấn công vào thời điểm đó, theo báo cáo trên chuyên san Physical Review Letters.
Nếu xảy ra ở khoảng cách đủ gần, vụ nổ siêu tân tinh có thể gây nên thiệt hại trên diện rộng cho hành tinh chúng ta, phá hủy bất kỳ sự sống nào có mặt trên địa cầu khi đó.
Tuy nhiên, may mắn là sự kiện vũ trụ khốc liệt trên xảy ra ở khoảng cách đủ xa để các tia bức xạ phóng thích từ sự kiện này mất vài ngàn năm sau mới đến Trái đất.
Tác giả báo cáo, tiến sĩ Thomas Faestermann đưa ra giả thuyết rằng tàn dư bức xạ từ vụ nổ siêu tân tinh có lẽ góp phần tạo ra các giai đoạn gọi là Kỷ băng hà vào thế Canh Tân, bắt đầu cách đây 2,6 triệu năm.
HẠO NHIÊN
TNO