23/01/2025

Người có tính cách này sẽ tăng nguy cơ tử vong do đau tim

Người có tính cách này sẽ tăng nguy cơ tử vong do đau tim

Khả năng sống sót sau khi bị lên cơn đau tim tuỳ vào một số yếu tố, như được cấp cứu sớm hay muộn hoặc thể trạng của người bệnh thế nào.
Những người gây hấn đã tăng số lần hình thành cục máu đông, tăng mức adrenaline, mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn bình thường, và tăng phản ứng của tim /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Những người gây hấn đã tăng số lần hình thành cục máu đông, tăng mức adrenaline, mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn bình thường, và tăng phản ứng của tim ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều bất ngờ là tính cách cũng là yếu tố quyết định khả năng sống còn của người bệnh, the Express.
Nghiên cứu gần đây đã xác định một số đặc điểm tính cách có thể làm tăng nguy cơ tử vong do cơn đau tim tái phát.
Đau tim là do quá trình cung cấp máu cho tim bị gián đoạn đột ngột. Nếu không có nguồn cung cấp máu này, cơ tim có thể bị tổn thương và bắt đầu chết. Nếu không điều trị kịp thời, các cơ tim sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nếu việc cắt đứt nguồn cung cấp máu khiến quá nhiều cơ tim bị tổn thương, tim sẽ ngừng đập, có thể dẫn đến tử vong.
Để giảm thiểu nguy cơ lên cơn đau tim tái phát, thường phải thực hiện những thay đổi mạnh mẽ về lối sống.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Tennessee (Mỹ), cho thấy cần phải thay đổi cả thái độ và tính cách của người bệnh.
Nghiên cứu đã rút ra mối liên quan giữa một số đặc điểm tính cách và nguy cơ tử vong do cơn đau tim tái phát.

Người có tính cách thế nào dễ tử vong vì cơn đau tim tái phát hơn?

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 2.300 bệnh nhân. Họ đã tiến hành đo lường các đặc điểm gây hấn khi bắt đầu nghiên cứu, bằng cách sử dụng một bài kiểm tra tính cách và sau đó theo dõi các bệnh nhân trong 24 tháng.
Kết quả cho thấy, những người sống sót sau cơn đau tim, nếu có tính cách hay gây hấn, có nguy cơ tử vong trong vòng 2 năm bởi một cơn đau tim thứ hai xảy ra – cao hơn nhiều, theo Express.
Báo cáo kết luận, những người gây hấn đã tăng số lần hình thành cục máu đông, tăng mức adrenaline, mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn bình thường, và tăng phản ứng của tim.
Những yếu tố này có thể làm khởi phát các biến cố tim mạch và dẫn đến sức khỏe kém.
Các nhà nghiên cứu gợi ý có thể do trạng thái tiêu cực của tâm trí ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Tác giả nghiên cứu, phó giáo sư Tracey Vitori, từ Đại học Tennessee (Mỹ), cho biết tính cách hay gây hấn bao gồm mỉa mai, giễu cợt, bực tức, thiếu kiên nhẫn và cáu kỉnh, theo Express.
Những hành động trên không chỉ xảy ra một lần mà nó là tính cách đặc trưng khi giao tiếp với tất cả mọi người.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy cải thiện các hành vi gây hấn cũng có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân đau tim.
Người có tính cách này dễ bị chết do đau tim hơn1

Tính cách hay gây hấn bao gồm mỉa mai, giễu cợt, bực tức, thiếu kiên nhẫn và cáu kỉnh… có thể gây hại cho tim ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các triệu chứng của cơn đau tim bạn cần biết

Các triệu chứng của cơn đau tim khác nhau ở mỗi người. Theo Quỹ Tim mạch Anh, có thể bao gồm:
Đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra đột ngột và kéo dài không dứt.
Đau lan xuống cánh tay trái hoặc phải, hoặc cổ, hàm, lưng hoặc dạ dày. Một số người thấy đau khủng khiếp, nhưng cũng có người chỉ thấy hơi khó chịu.
Cảm thấy không khỏe, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc khó thở.

Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn, bao gồm:

Đột ngột cảm thấy lo lắng tương tự như cơn hoảng sợ.
Ho nhiều hoặc thở khò khè do tụ dịch trong phổi.
Đau ngực.
Các triệu chứng đau tim cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhưng cũng có thể đột ngột và bất ngờ.
Quỹ Tim mạch Anh cho biết, cũng có người lên cơn đau tim nhưng không hề có triệu chứng gì.
Cho nên, không ai được chủ quan, vì triệu chứng đau tim ở từng người hoàn toàn khác nhau.
Theo Quỹ Tim mạch Anh, nguyên nhân là do ở người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tình có thể gây tổn thương dây thần kinh, làm mất cảm giác đau, theo Express.
THIÊN LAN
TNO