25/12/2024

7 cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả

7 cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả

Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị viêm do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng da của cơ thể như da đầu, da chân, cánh tay, mông, nách, mặt,… là tình trạng khá thường gặp ở da.
Vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng, dùng gạc ấm, gel nha đam, tỏi, nghệ, dầu cây trà, giấm táo... là những cách trị viêm nang lông hiệu quả mà bạn cần biết /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng, dùng gạc ấm, gel nha đam, tỏi, nghệ, dầu cây trà, giấm táo… là những cách trị viêm nang lông hiệu quả mà bạn cần biết  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với viêm nang lông chủ yếu dành cho các trường hợp nhẹ. Đôi khi viêm nang lông tự hết. Các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc phương pháp điều trị tự nhiên giúp làm dịu các triệu chứng như ngứa hoặc đau.
Sau đây là một số biện pháp tại nhà trị viêm nang lông hiệu quả, theo Bold Sky.

1. Vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn

Làm sạch khu vực bị nhiễm bằng xà phòng kháng khuẩn là cách tốt nhất để thoát khỏi viêm nang lông, đặc biệt là khi gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm men. Nó giúp giảm mức độ vi sinh vật và giữ cho hệ sinh vật da cân bằng.
Phải làm gì? Nếu viêm nang lông tái phát trong khoảng thời gian ngắn, hãy làm sạch khu vực hai lần bằng xà phòng kháng khuẩn và nước. Tránh dùng chung khăn và xà phòng.
Lưu ý: Một số vi khuẩn trên da có thể phát triển khả năng chống lại xà phòng kháng khuẩn. Vì thế, tốt hơn là nên vệ sinh da thường xuyên bằng xà phòng và nước bình thường, và chỉ dùng xà phòng khi vết sưng do viêm nang lông gây ra không biến mất sau nhiều ngày.

2. Gạc ấm

Vệ sinh đúng cách và các biện pháp đơn giản như gạc ấm có thể giúp loại bỏ các trường hợp viêm nang lông nhẹ. Gạc ấm cho phép các vết sưng mở ra để mủ có thể thoát ra dễ dàng mà không cần phải nặn. Nó cũng làm giảm đau và ngứa ở vùng da bị ảnh hưởng.
Phải làm gì? Nhúng một miếng vải sạch vào nước ấm và vắt kiệt nước. Chườm nó trên da bị viêm và ấn nhẹ. Làm điều đó trong khoảng 15 phút, 3 lần mỗi ngày.

3. Gel nha đam

Gel nha đam có đặc tính chống lại một số vi khuẩn và nấm trên da. Vì viêm nang lông chủ yếu do Staphylococcus aureus – một loại vi khuẩn phổ biến khu trú trên da – gây ra, gel nha đam có thể giúp giảm thiểu sự phát triển của nó và làm lành da nhanh hơn. Nó cũng làm dịu da cũng như giảm đỏ và sưng.
Phải làm gì? Bôi gel nha đam lên vùng bị ảnh hưởng sau khi làm sạch bằng xà phòng và nước, theo Bold Sky.

4. Tỏi

Thuộc tính kháng khuẩn của tỏi có triển vọng chống lại nhiễm trùng da bao gồm viêm nang lông. Nó giúp giảm đáng kể tình trạng sưng và đau của da. Khi đỡ khó chịu hơn thì khu vực này sẽ lành nhanh hơn.
Phải làm gì? Nghiền ít nhất 2 tép tỏi và thêm một muỗng nước hoa hồng hoặc nước thường. Bôi hỗn hợp này tại khu vực bị ảnh hưởng và để yên trong vài phút trước khi rửa lại bằng nước và vỗ cho khô.

5. Dầu cây trà

Dầu cây trà sở hữu cả hai đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Những đặc tính này giúp giảm nhiễm trùng và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nó là một lựa chọn tốt để xử lý viêm nang lông tái phát.
Phải làm gì? Dùng dầu gội hoặc sữa thể có thành phần chính là dầu cây trà. Bạn cũng có thể thêm vài giọt dầu cây ra vào dầu gội hoặc sữa tắm của bạn nếu muốn. Nên cân nhắc làm xét nghiệm dị ứng da (test áp bì) trước.
Lưu ý: Dầu cây trà có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khi bôi trực tiếp lên da. Do đó, hãy xem xét trộn nó với một loại dầu chuyên chở hoặc dầu gội. Ngoài ra, hãy làm một cái test áp bì để biết liệu da của bạn có thể chịu đựng được hay không, theo Bold Sky.

6. Nghệ

Vi khuẩn Staphylococcus aureus thường sống trên da và duy trì cân bằng nội môi. Khi chúng gia tăng số lượng, những tình trạng nhiễm trùng da như viêm nang lông phát sinh. Chất curcumin trong củ nghệ có hiệu quả chống lại Staphylococcus aureus và các vi khuẩn khác được xem là thủ phạm gây nhiễm trùng da.
Phải làm gì? Nên đưa bột nghệ vào bữa ăn của bạn. Ngoài ra, tạo một hỗn hợp gồm nửa thìa bột nghệ với dầu dừa hoặc nước. Bôi hỗn hợp này tại khu vực bị ảnh hưởng và để qua đêm. Rửa sạch lại vào buổi sáng và lau khô.

7. Giấm táo

Giấm táo có hiệu quả chống lại một số chủng vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus (gây viêm nang lông do vi khuẩn) và Pseudomonas aeruginosa (gây viêm nang lông Pseudomonas). Phương thuốc tự nhiên này có hiệu quả về chi phí và thúc đẩy quá trình làm lành.
Phải làm gì? Pha 1 muỗng canh giấm với 1 muỗng nước. Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp rồi bôi lên khu vực bị ảnh hưởng trong 15-20 phút, theo Bold Sky.
QUYÊN QUÂN
TNO