25/12/2024

Chuyện đủ ‘100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ’, đại diện chương trình nói gì?

Chuyện đủ ‘100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ’, đại diện chương trình nói gì?

200 triệu đồng không phải là mục đích cuối cùng mà chương trình hướng tới. Việc lan toả càng nhiều chữ A nhằm giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về trẻ tự kỷ là mục đích quan trọng nhất.
Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (Viet Nam Autism Network-VAN) lên tiếng sau những ồn ào trên mạng xã hội về phong trào "3 chữ A" /// Ảnh: Lê Nam

Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (Viet Nam Autism Network-VAN) lên tiếng sau những ồn ào trên mạng xã hội về phong trào “3 chữ A”  Ảnh: Lê Nam
Những ngày qua, cộng đồng mạng kêu gọi người dùng mạng xã hội Facebook đăng bài viết kèm hashtag bắt đầu bằng 3 chữ A như hướng dẫn để nhà tài trợ tặng 200 triệu đồng tổ chức các khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ.
Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN) cho biết, chương trình được phát động từ ngày 10.3. Cụ thể, người dùng Facebook cần đăng những tấm hình đẹp, lạc quan (ưu tiên hoạt động thể thao), gắn 3 hashtag bắt đầu bằng chữ A là #autism, #awareness, #a365.
Mỗi lần đăng như vậy được tính 3 chữ A. Mỗi người có thể đăng nhiều lần, và đủ 100 nghìn chữ A, nhà tài trợ sẽ tặng 200 triệu tổ chức các khoá tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ.
Chuyện đủ '100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ', đại diện chương trình nói gì? - ảnh 1

Phong trào “3 chữ A” được nhiều người hưởng ứng trên mạng xã hội  Ảnh chụp màn hình

Mặc dù nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của đông đảo người dùng mạng xã hội vì ý nghĩa tốt đẹp của phong trào nhưng mạng xã hội cũng xuất hiện không ít ý kiến trái chiều cho rằng, chương trình đang quảng cáo, “PR” cho nhà tài trợ hay “kêu gọi 200 triệu đồng” mà “không phải tiền mặt” cũng lên mạng tạo chiến dịch để “làm phiền” người khác.
Thậm chí, một số tài khoản còn gọi chương trình này với một số từ ngữ khá nặng nề…
Chuyện đủ '100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ', đại diện chương trình nói gì? - ảnh 2

Một số ý kiến trái chiều của người dùng mạng xã hội về phong trào này  Ảnh chụp màn hình

Chị Trần Thị Hoa Mai (Phó Chủ tịch Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam – Viet Nam Autism Network) cho biết: “Khi phát động chương trình, chúng tôi chỉ đặt ra kỳ vọng và kêu gọi giúp sức từ cộng đồng để lan tỏa sự quan tâm về tự kỷ, nhưng không đặt rõ thời hạn thực hiện vì tính đến yếu tố dịch bệnh nên có thể kéo dài hết tháng 4 hoặc lâu hơn. Tuy nhiên thời điểm này chúng tôi nhận thấy chắc chắn đã đạt được mốc kỳ vọng nên sẽ kết thúc chương trình vào ngày 15.4”.
Chuyện đủ '100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ', đại diện chương trình nói gì? - ảnh 3

Theo cập nhật mới nhất từ Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, đến chiều 14.4, chương trình đã thu thập được hơn 100.000 ngàn chữ A, hoàn thành mục tiêu đặt ra trước ngày 15.4  Ảnh chụp màn hình

Người đại diện VAN nói thêm: “Xin cảm ơn nỗ lực của cộng đồng đã giúp đỡ và lan tỏa mạnh mẽ và chúng tôi rất tiếc nếu như có sự hiểu lầm rằng, có một sự ép buộc phải đạt được định mức 100 nghìn chữ A trong thời gian ngắn. Gói tài trợ 200 triệu đồng để mở các khóa tập huấn phụ huynh được đưa ra như điều kiện của chương trình. Điều này cũng không có nghĩa là nó sẽ bị từ chối khi không đủ 100 nghìn chữ A”.
Chị Mai khẳng định: “Mục đích chính của chương trình là lan toả nhận thức về tự kỷ trong cộng đồng tự kỷ cần được phát hiện sớm, cần được can thiệp sớm và can thiệp đúng cách. Chúng tôi thực hiện chương trình này để hưởng ứng lời kêu gọi ngày thế giới nhận thức về tự kỷ mùng 2.4 do Liên Hiệp Quốc phát động”.
Chuyện đủ '100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ', đại diện chương trình nói gì? - ảnh 4

Chị Trần Thị Hoa Mai – Phó Chủ tịch Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (Viet Nam Autism Network-VAN)  Ảnh: NVCC

Đại diện VAN cho biết: “Trong chương trình thì chúng tôi có nhắc tới A365. Tuy nhiên, A365 không phải là một nhãn hiệu thương mại mà là một website hoàn toàn miễn phí, do Mạng lưới tự kỷ Việt Nam phối hợp cùng với các nhà khoa học của Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số xây dựng, nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và thông tin về tự kỷ đến với các gia đình có con tự kỷ tại Việt Nam”.
Nói về hoạt động của dự án trong thời gian qua, chị Mai cho biết: “Hoạt động tập huấn phụ huynh tại các tỉnh, thành cũng nằm trong các hoạt động do A365 tổ chức và chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tài chính từ một quỹ quốc tế có uy tín. Trong năm 2019, chúng tôi đã thực hiện 15 cuộc tập huấn ở các địa phương”.
“Khi chương trình này kết thúc nhận được gói hỗ trợ mới là 200.000.000 đồng vì chúng tôi dự định sẽ tổ chức từ 10 đến 15 chương trình tập huấn tiếp theo tại các địa phương. Chi phí của chương trình sẽ chi trả cho chuyên gia, cho các tình nguyện viên đến tổ chức tập huấn và không thu một khoản phí nào ở địa phương”, chị Mai cho hay.
Chuyện đủ '100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ', đại diện chương trình nói gì? - ảnh 5

Một buổi tập huấn cho các phụ huynh trong Mạng lưới Tự kỷ ở cuộc hội thảo VAN – A365 tại Nam Định, tháng 7.2019  NVCC

“Kế hoạch thực hiện, chương trình sẽ được thông tin đầy đủ trên trang thông tin của Mạng lưới tự kỷ Việt Nam. Chúng tôi hy vọng là chương trình đã lan toả được những giá trị tốt đẹp, những thông tin về Hội chứng tự kỷ và chia sẻ được sự quan tâm của cộng đồng tới những gia đình có con tự kỷ ở Việt Nam”, chị Mai nói.
LÊ NAM
TNO