23/12/2024

Trong ‘bản doanh’ chống vi rút Corona

Nhóm PV Thanh Niên đã đến một số bệnh viện đang cách ly, theo dõi, điều trị cho các bệnh nhân, trường hợp nghi nhiễm vi rút Corona chủng mới và chứng kiến những hy sinh, vất vả của những người mặc blouse trắng.

 

Trong ‘bản doanh’ chống vi rút Corona

Nhóm PV Thanh Niên đã đến một số bệnh viện đang cách ly, theo dõi, điều trị cho các bệnh nhân, trường hợp nghi nhiễm vi rút Corona chủng mới và chứng kiến những hy sinh, vất vả của những người mặc blouse trắng.



 
 

Khu vực cách ly bệnh nhân	  /// Ảnh:  Duy Tính

Khu vực cách ly bệnh nhân   Ảnh: Duy Tính

 

 
Khoảng 2 giờ ngày 29.1, tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), hành lang vắng lặng với các bảng thông báo lớn màu đỏ ghi “Hạn chế thân nhân, khu vực cách ly đang điều trị bệnh nhân lây nhiễm”. Ngược lại, phòng trực bác sĩ (BS) đều sáng đèn; các nhân viên y tế vẫn cần mẫn làm các công việc thường quy, đêm cũng như ngày. Một nhân viên y tế thay đồ bảo hộ, khử khuẩn chuẩn bị vào thăm khám cho bệnh nhân (BN) nhiễm vi rút Corona chủng mới (gọi tắt nCoV) đang được điều trị trong khu vực cách ly. Mỗi ngày, các BS, điều dưỡng vào thăm khám cho BN 6 lần; theo dõi sát sao diễn tiến bệnh trạng cả ngày lẫn đêm; đem thuốc, đồ ăn, thức uống cho BN từng buổi.
 

Chống dịch xuyên tết

Gần 30 bác sĩ, nhân viên y tế trực điều trị cho 2 bệnh nhân

Một trong hai người Trung Quốc bị nhiễm nCoV điều trị tại BV Chợ Rẫy đã được các BS khẳng định khỏi bệnh (có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV). Người cha hiện đang phục hồi, đã hết sốt 3 ngày, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm xác định lại lần nữa.
 
Ngày 29.1, tiến sĩ – BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, cho biết người cha phục hồi lâu hơn, điều trị khó khăn hơn do đã lớn tuổi, tiền sử còn mắc một số bệnh mạn tính về huyết áp, tiểu đường. Tuy nhiên, hiện sức khỏe BN hồi phục tốt; đã hết sốt 3 ngày, không có thêm triệu chứng, tiên lượng khỏi bệnh, chỉ đang chờ kết quả xét nghiệm lại lần nữa để đánh giá chính xác.  
Viên An

“Tuy đã được chuẩn bị ngay từ đầu, trước khi có ca bệnh nhưng đối diện với loại bệnh chưa được biết nhiều là một khó khăn lớn với nhân viên y tế vì phác đồ điều trị bệnh chưa có. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm, ngay dịp tết. Để chuẩn bị cho việc trực, khám chữa bệnh trong dịp tết, các khoa phòng của BV đã lên lịch trực cho đội ngũ y BS, cán bộ y tế từ nhiều tháng trước. Khi tiếp nhận ca bệnh, toàn bộ lịch trực, làm việc những ngày tết đều bị xáo trộn. Nhân lực được tăng cường. Các BS, nhân viên y tế được phân công trực, điều trị, chăm sóc cho các ca liên quan nCoV đều có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm”, tiến sĩ – BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết và nói thêm: “Dịch bệnh là lúc mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.

Trong 'bản doanh' chống vi rút Corona - ảnh 1

Đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

 

Sáng 29.1, dù còn trong dịp nghỉ tết nhưng Văn phòng EOC tại Viện Pasteur TP.HCM (văn phòng đáp ứng khẩn cấp khu vực phía nam) vẫn sáng đèn. Các cuộc họp liên tục được lên lịch dày đặc hơn những ngày bình thường. 6 đội cơ động chống dịch luôn trong trạng thái sẵn sàng lên đường khi được điều động. Ở phòng xét nghiệm PCR tìm vi rút Corona, nhân viên y tế luôn túc trực để mỗi khi có mẫu bệnh phẩm là nhanh chóng thực hiện để có kết quả nhanh nhất. “Có sợ lây nhiễm không?”, chúng tôi hỏi. Một nam nhân viên xét nghiệm tâm sự: “Chúng tôi đã làm nhiều vụ dịch nên phải biết tự bảo vệ bản thân mình, đồng nghiệp và cộng đồng, do vậy nên chúng tôi phải luôn tuân thủ an toàn sinh học” và khẳng định: “Chúng tôi không lo lắng!”.
 
TS-BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chia sẻ kể từ ngày 22.1, khi kết quả xét nghiệm hai cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) dương tính nCoV, lãnh đạo viện, các phòng chức năng đã không nghĩ đến việc ăn tết nữa. Cứ 9 giờ sáng mỗi ngày, ban lãnh đạo viện họp triển khai giám sát nCoV cho 20 tỉnh thành phía nam; theo dõi các ca tiếp xúc với các ca bệnh người Trung Quốc; liên hệ BV Chợ Rẫy nắm tình hình 2 ca bệnh. Cứ có ca nghi ngờ nhiễm nCoV là viện chỉ đạo các BV, địa phương cách ly ngay mà không chờ đến kết quả xét nghiệm; đồng thời lấy danh sách những người tiếp xúc để theo dõi.
 
Đặc biệt, để khai thác thông tin từ hai cha con người Trung Quốc bị nhiễm nCoV, viện đã cử BS Lương Chấn Quang đến BV Chợ Rẫy. Vị bác sĩ này biết tiếng Hoa, nên đã khai thác được hầu như toàn bộ quá trình di chuyển của người đàn ông này từ chuyến bay từ Vũ Hán quá cảnh qua Quảng Đông rồi đến Hà Nội; chuyến bay từ Hà Nội vào Khánh Hòa; chuyến tàu từ Nha Trang về TP.HCM và đường đi của taxi từ TP.HCM đến Long An. Từ những thông tin quý báu này, cơ quan chức năng đã xác minh được những người tiếp xúc với BN.

“Nội bất xuất ngoại bất nhập”

Khu vực cách ly nằm khá biệt lập, thuộc Khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng) với nhiều vòng bảo vệ, kiểm soát cách ly gắt gao. BS CK2 Nguyễn Thanh Trung, Phó giám đốc BV Đà Nẵng, cho biết ở đây hiện có khu vực cách ly ở bên ngoài dành cho những người có dấu hiệu sốt, nghi ngờ nhiễm bệnh cần kiểm tra và một khu vực cách ly điều trị đặc biệt dành cho BN có những triệu chứng rõ rệt…
 
Trong 'bản doanh' chống vi rút Corona - ảnh 2

Bên trong phòng phân lập nCoV Viện Pasteur TP.HCM

 

PV Thanh Niên đã nhiều ngày “đeo bám” khu vực này mỗi khi có động tĩnh, và nhận thấy đây đúng là nơi “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Ngay chính các y BS, nhân viên y tế nếu không có phận sự cũng không được đến gần, không tiếp xúc với các nhân viên thuộc khu vực cách ly đặc biệt. “Mỗi lần vào và ra khỏi khu vực cách ly đặc biệt đều có các bước sát trùng, thay toàn bộ áo quần chuyên dụng phòng chống dịch. Vì vậy các nhân viên ở đây phải hạn chế ra vào tối đa vì đồ chuyên dụng có số lượng khá giới hạn”, một BS tại BV Đà Nẵng cho biết.
 
Đến hôm qua 29.1, tức là hơn 2 tuần sau khi nơi này tiếp nhận và điều trị ca nghi nhiễm đầu tiên của người ở Vũ Hán đến Đà Nẵng, các y BS khu vực cách ly đặc biệt đã “đón” 52 ca nghi nhiễm nCoV. Các nhân viên y tế đã thuần thục việc nên ít “căng” hơn so với những ngày đầu, khi tiếp nhận ca đầu tiên. Hiện tại, tại Khu vực cách ly đặc biệt BV Đà Nẵng còn 28 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi sức khỏe. Sức khỏe của những người này được đánh giá ổn định, chỉ còn một vài trường hợp sốt nhẹ… “Hiện các trường hợp này đã hết sốt, không còn các triệu chứng nghi ngờ cúm. Tuy nhiên, họ vẫn được lưu lại khu vực cách ly để chờ kết quả kiểm dịch chính thức từ Viện Pasteur; được hỗ trợ điều trị tăng đề kháng đồng thời có kết quả âm tính mới được xuất viện”, BS Trung nói.

Bị người nhà bệnh nhân “quậy”

Khánh Hòa chưa phát hiện trường hợp bị viêm phổi do nCoV gây ra nhưng có nguy cơ cao do lượng khách quốc tế lớn. BS Nguyễn Hoa Hội, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đơn vị hoạt động còn vất vả hơn bình thường. Tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, 5 máy đo nhiệt từ xa đã được trung tâm lắp đặt để kiểm tra thân nhiệt, kiểm soát tình trạng sức khỏe các hành khách xuất nhập cảnh. Ông chia sẻ: “Anh em đơn vị luôn duy trì 8 – 15 người/ca, thay nhau làm việc 24/24. Để phòng bệnh, mọi người được trang bị kính bảo hộ cũng như quần áo, khẩu trang y tế chuyên dụng. Năm nay, anh em coi như không có tết, nhưng ai cũng ý thức được phải thực hiện nghiêm túc, mới mong kiểm soát được chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Khi phát hiện du khách nào có dấu hiệu sốt, đơn vị sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chuyển về BV Bệnh nhiệt đới tỉnh để cách ly, theo dõi”.
 
Tại khu cách ly của BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, các y BS trong trang phục kín mít từ đầu đến chân. BS Nguyễn Đông, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Vì phòng chống dịch bệnh nguy hiểm nên cũng có những lo lắng, nhất là đối với các điều dưỡng trẻ. Có những người ngày tết nhưng phải vào viện, tiếp xúc, chăm sóc cho người bệnh nghi nhiễm bệnh ở khu cách ly, rồi sau đó về với con cái. Có những ca bệnh, tôi phải trực tiếp vào tiếp xúc với BN trước, làm công tác tư tưởng cho các em”, ông nói.
 
Không chỉ đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh, các y BS của BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa còn từng bị người nhà BN chửi bới, đe dọa. Ngày 30 tháng chạp Tết Canh Tý 2020 (tức ngày 24.1), BV tiếp nhận một em bé 7 tuổi người Trung Quốc nghi nhiễm nCoV nên đã cách ly để theo dõi, gửi mẫu xét nghiệm. Trong thời gian cách ly, bố của bệnh nhi liên tục “quậy” BV. “Từ khi nhập viện, bệnh nhi luôn được các y BS tận tình chăm sóc, phục vụ ăn uống. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhi liên tục gọi điện cho tôi, chửi bới. Sau đó còn ném đá vào BV, cầm dao dọa BS”, BS Đông kể.  

 

TNO