25/12/2024

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề

Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã trình Thủ tướng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trường nghề) đến năm 2030.

 

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề

Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã trình Thủ tướng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trường nghề) đến năm 2030.



Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề - Ảnh 1.

Giờ thực hành của thầy trò một trường nghề trên địa bàn TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

 

Điểm nổi bật của đề án là đến năm 2025 sẽ giảm 20% và chuyển đổi sang cơ chế tự chủ 30% số trường nghề hiện nay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS NGUYỄN HỒNG MINH, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết thực hiện nghị quyết của Chính phủ, các trường nghề công lập sẽ được sắp xếp, tổ chức lại theo tinh thần giảm đầu mối, chuyển sang cơ chế tự chủ theo lộ trình; đồng thời khuyến khích phát triển trường nghề tư thục, đặc biệt là doanh nghiệp thành lập trường nghề. 

Số lượng trường nghề cụ thể theo từng thời điểm phụ thuộc nhu cầu nhân lực ở các địa phương và theo từng lĩnh vực. Dự kiến số lượng trường nghề công lập đến năm 2025 giảm tối thiểu khoảng 20% so với hiện nay, tức là ít nhất giảm khoảng 250 cơ sở. Bên cạnh đó, sẽ chuyển 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ.

Khuyến khích tư nhân đào tạo nghề

* Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ căn cứ vào những tiêu chí cụ thể nào để đưa các trường vào diện giải thể, sáp nhập? Tuyển sinh có phải là yếu tố quan trọng không?

– Tuyển sinh là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự hoạt động hiệu quả của trường. Ngoài ra, để xem xét các trường vào diện sắp xếp, tổ chức lại, chúng tôi dự kiến một số nguyên tắc sau: thứ nhất, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển nhân lực, nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp của địa phương, vùng kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ cụ thể.

Thứ hai, đảm bảo tiêu chí, điều kiện thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các trường theo quy định; bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động, đất đai và tài sản nhà nước đã đầu tư. Các trường đang tự chủ chi thường xuyên hoặc đang được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án tự chủ theo lộ trình thì không xem xét sắp xếp, tổ chức lại.

Thứ ba, tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia). Hạn chế thành lập mới trường nghề công lập. Trường hợp cần thiết phải thành lập mới trường nghề công lập, cơ sở đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính theo quy định của Chính phủ. 

Cuối cùng, khuyến khích phát triển các cơ sở GDNN xã hội hóa, đặc biệt là ở các địa bàn, lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo mà các cơ sở GDNN xã hội hóa làm được và làm tốt.

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề - Ảnh 2.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh – tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – thương binh và xã hội

 

Tư nhân, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác GDNN. Hiện nay có tới 36% các cơ sở GDNN là do tư nhân thành lập và tổ chức hoạt động. Nghị quyết của Ban cán sự Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH cũng khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN; khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, trường của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài”.

TS NGUYỄN HỒNG MINH

Ưu tiên ngành nghề trọng điểm

* Một trong những điểm nổi bật của đề án là phát triển cơ sở GDNN đáp ứng thị trường lao động. Như vậy, những ngành nghề nào ưu tiên phát triển và những ngành nghề nào phải cân đối lại, thưa ông?

 

– Những ngành, nghề ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới là ngành, nghề trọng điểm các cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN, quốc tế; ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 

Ngành, nghề sử dụng lao động phải qua đào tạo; ngành, nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế và các lĩnh vực đặc thù khác. 

Những ngành nghề dư thừa lao động hoặc nhu cầu thấp thì cần phải đào tạo, đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp như: nông, lâm, ngư nghiệp; cơ khí, chế tạo; dệt may, giày da…

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề - Ảnh 4.

* Nhiều người cho rằng mục tiêu “đến năm 2030 sẽ có 15 trường đạt trình độ các nước phát triển, 50 trường tiếp cận ASEAN và GDNN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” là quá tham vọng. Quan điểm của ông thế nào về việc này?

– Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã xây dựng kế hoạch đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Úc và Đức. 

Đến nay, đã có 25 trường thí điểm đào tạo các nghề chuyển giao từ Úc và 45 trường thí điểm đào tạo các nghề chuyển giao từ Đức. Như vậy, mỗi trường đã được Úc và Đức kiểm định chất lượng đạt chuẩn từ 1-4 nghề.

Ngoài ra, trong hệ thống còn có 10 trường có một số nghề được Anh, Pháp, Đức, Mỹ kiểm định đạt chuẩn. 

Trong thời gian tới, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hỗ trợ của doanh nghiệp và sự quyết tâm của các trường thì mục tiêu trên là khả thi.

2 khó khăn cơ bản

* Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc sắp xếp lại các cơ sở GDNN lần này là gì, thưa ông?

– Việc sắp xếp các cơ sở GDNN công lập có nhiều khó khăn, nhưng có hai khó khăn lớn nhất.

Đó là một số địa phương sắp xếp một cách cơ học khi chưa xây dựng đề án sắp xếp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc sắp xếp chưa gắn với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong 5 – 10 năm tới; sáp nhập các cơ sở GDNN có chức năng, ngành nghề đào tạo khác nhau (kỹ thuật với y tế, văn hóa nghệ thuật, thể thao, sư phạm).

Bên cạnh đó, chưa xây dựng cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN cũng như chưa xây dựng cụ thể lộ trình tự chủ đối với các cơ sở GDNN công lập. Đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền lợi của người học và tài sản của Nhà nước đã đầu tư.

Tín hiệu tích cực

dongvanngoc 2(read-only)

* Đề án sắp xếp lại các cơ sở GDNN, theo tôi, là tín hiệu tích cực với hệ thống GDNN. Bởi hiện nay, mạng lưới trường đại học mở ra nhiều nên nguồn tuyển cho các trường cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống GDNN không nhiều như trước.

Bên cạnh đó, cũng thẳng thắn thừa nhận vẫn còn cơ sở GDNN có chất lượng chưa tốt, ảnh hưởng lớn đến uy tín của hệ thống. Việc sáp nhập sẽ có ưu điểm nữa là tránh đầu tư dàn trải, trước giờ ngân sách đầu tư cho nhiều trường thì nay tập trung đầu tư một trường.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không nên sắp xếp cơ học mà cần phải tính toán kỹ đặc thù từng khu vực, vùng miền. Vì nếu sắp xếp cơ học sẽ gây khó khăn thêm cho công tác GDNN. Ngoài ra, không phải cứ sáp nhập là nâng cao chất lượng. Nếu làm không khéo sẽ gây mất đoàn kết, ảnh hưởng nội bộ trường.

Ông Đồng Văn Ngọc (hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội)

hung1401 1(read-only)


* Trong thời gian qua, GDNN có những chuyển biến nhất định cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, GDNN vẫn còn khó khăn nhất định.

Đề án sắp xếp trường nghề sẽ tạo ra cơ hội mới cho hệ thống GDNN ở Việt Nam trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra, đề án cũng sẽ tạo cơ hội mới cho các trường trong việc tuyển sinh, đào tạo, thúc đẩy mạnh mẽ sự vận hành của thị trường lao động.

Đề án sắp xếp trường nghề chắc chắn có tác động tích cực đến việc phát triển GDNN, các cơ sở GDNN trước bối cảnh đổi mới giáo dục, GDNN hiện nay.

TS Bùi Văn Hưng (phó hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II)

 

 

HÀ BÌNH thực hiện

 

TTO