26/12/2024

Không phải ăn kiêng kham khổ, ăn theo trực giác mới là tương lai

Ăn bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn thích và cải thiện lượng cholesterol và đường trong máu trong khi vẫn cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn về cơ thể. Ăn theo trực giác có làm được như lời hứa ấy?

 

Không phải ăn kiêng kham khổ, ăn theo trực giác mới là tương lai

Ăn bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn thích và cải thiện lượng cholesterol và đường trong máu trong khi vẫn cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn về cơ thể. Ăn theo trực giác có làm được như lời hứa ấy?

 
 
 
 

Ăn theo trực giác được một số chuyên gia sức khỏe cho là đỉnh cao của sự tự chăm sóc
 /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Ăn theo trực giác được một số chuyên gia sức khỏe cho là đỉnh cao của sự tự chăm sóc   Ảnh minh họa: Shutterstock

 

Ăn theo trực giác là gì?

Ăn theo trực giác/ăn uống trực giác (Intuitive eating) là thuật ngữ được đặt ra bởi chuyên gia dinh dưỡng Evelyn Tribole và Elyse Resch (Mỹ) trong cuốn sách năm 1995 của họ mang tên Intuitive Eating: A Revolutionary Program the Works. Khái niệm này trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây và từ lâu đã trở thành tư tưởng chủ đạo của việc phục hồi rối loạn ăn uống, theo WnG.
 
Thay vì cố gắng tuân theo kế hoạch ăn uống nghiêm ngặt, mục tiêu của ăn theo trực giác là tiếp xúc với những gì cơ thể bạn báo hiệu về thể chất, tinh thần và cảm xúc trong bất kỳ thời điểm nào và đưa ra lựa chọn thực phẩm phù hợp.
 
Ăn theo trực giác không liên quan gì đến kiểm soát cân nặng. Thay vào đó, nó giúp mọi người thoát khỏi chu trình ăn kiêng và hàn gắn mối quan hệ với thực phẩm.
 
Alissa Rumsey, cố vấn ăn theo trực giác và chủ sở hữu của Alissa Rumsey Nutrition and Wellness (Mỹ), cho biết những người này ở đẳng cấp không còn bị thực phẩm kiểm soát suy nghĩ. “Đó là một quá trình năng động để tìm hiểu về cơ thể của bạn và đáp lại bằng lòng trắc ẩn và sự tôn trọng”, Rumsey nói với WnG.

Tại sao ăn uống trực giác dần phổ biến?

“Người ta đã phát chán với văn hóa ăn kiêng và những áp lực bên ngoài khiến phải ăn uống theo cách không phù hợp với những gì họ thực sự cần”, chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Jessica Cording tại New York (Mỹ) nói.
 
Theo WnG, văn hóa ăn kiêng là một hệ thống niềm tin đánh đồng sự gầy gò với sức khỏe và đạo đức, và ác hóa những thực phẩm nhất định trong khi thần thánh hóa những thực phẩm khác. Rumsey đổ lỗi cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục quá mức đã cướp đi niềm vui về thức ăn.
 
Một số nghiên cứu phát hiện ra, việc tập trung quá mức vào dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ ăn nhiều cũng như các rối loạn ăn uống như chán ăn và cuồng ăn; chế độ ăn kiêng không hiệu quả trong thời gian dài. Hầu hết người ăn kiêng đều tăng cân như cũ trong vòng 2 – 5 năm.
 
Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy ăn theo trực giác giúp cải thiện mức cholesterol, giảm mức chất béo trung tính, tăng lòng tự trọng và hình ảnh cơ thể, tăng sự lạc quan và hài lòng với cuộc sống và thúc đẩy các kỹ năng đối phó chủ động, theo WnG.

Ai hưởng lợi từ ăn theo trực giác?

Các chuyên gia nói rằng mọi người đều có thể thực hành ăn theo trực giác ngay cả với người có điều kiện sức khỏe đặc biệt hoặc nhạy cảm với thực phẩm. “Một số người cảm thấy khó khăn hơn những người khác, nhưng tôi thực sự tin rằng những nguyên tắc này có thể có lợi cho bất cứ ai”, Cording chia sẻ với WnG.
 
Tuy nhiên, Rumsey cảnh báo, nguy cơ chính của ăn theo trực giác là rơi vào tâm lý ăn kiêng và sử dụng các nguyên tắc trực giác để áp bộ quy tắc nghiêm ngặt mới lên thói quen ăn uống.
 
Tập trung quá nhiều vào nguyên tắc tôn vinh cơn đói và tôn trọng sự no có thể dẫn đến chu kỳ cảm xúc giống như ăn kiêng: cảm giác tội lỗi khi ăn quá no hoặc lo nghĩ quá nhiều về cơn đói, theo WnG.
 
 
 
TẠ BAN 

TNO