24/11/2024

Thực hiện Luật Giáo dục đại học: 5 nhóm việc cần lưu ý!

Sáng 6-1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị triển khai nghị định hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.

 

Thực hiện Luật Giáo dục đại học: 5 nhóm việc cần lưu ý!

Sáng 6-1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị triển khai nghị định hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.


 

Thực hiện Luật Giáo dục đại học: 5 nhóm việc cần lưu ý! - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn trong giờ học – Ảnh: TỰ TRUNG

 

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại sáu điểm cầu cả nước gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên và Cần Thơ với sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. 

Tại hội nghị, với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra 5 nhóm việc cần lưu ý:

1. Việc đầu tiên là phổ biến, hướng dẫn, quán triệt sâu rộng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, nghị định 99 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, của cơ quan chủ quản cũng như các văn bản khác đến từng giảng viên, người lao động trong nhà trường.

2. Phải có kế hoạch chỉ đạo kiện toàn hội đồng trường theo lộ trình quy định. Người đứng đầu nhà trường phải chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản về tiến độ, chất lượng kiện toàn hội đồng trường.

3. Tổ chức xây dựng các văn bản, quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường, trong đó đặc biệt là quy chế tổ chức hoạt động của hội đồng trường bảo đảm chất lượng. Trong quá trình làm cần bám sát luật, nghị định, bám sát các văn bản khác và tham khảo các cơ sở giáo dục đại học khác. Bộ GD-ĐT sẽ không có hướng dẫn thêm, để các trường chủ động nhưng sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng các trường để có thể xây dựng được quy chế tốt, khả thi.

Thực hiện Luật Giáo dục đại học: 5 nhóm việc cần lưu ý! - Ảnh 2.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ – Ảnh: M.THƯƠNG

 

Bộ GD-ĐT sẽ cố gắng tiên phong làm tốt công việc của mình, đồng thời phối hợp với các cơ quan chủ quản và luôn đồng hành, hỗ trợ cùng các cơ sở giáo dục. Chúng ta cùng nhau từng bước, khẩn trương, làm tới đâu chắc tới đó thì sẽ có một lộ trình tốt để thực hiện…

 

4. Phải thực hiện nghiêm lộ trình, tiến độ, các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và cơ quan chủ quản. Các trường trực thuộc Bộ GD-ĐT sẽ gương mẫu làm trước, tiên phong thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học và nghị định 99, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng.

5. Các trường cần lưu ý có kế hoạch nâng cao năng lực quản trị, trước hết là hội đồng trường. Từng vị trí phải rõ vai trò, “đúng vai, thuộc bài”. Cùng với đó, tăng cường năng lực quản trị nội bộ của ban giám hiệu, các vị trí chức năng, phòng, ban, khoa. Lãnh đạo nhà trường cần bám sát các mục tiêu đã được hội đồng trường thông qua để đưa ra quyết định quản lý, không phải dễ làm trước, khó làm sau.

Băn khoăn quyền lợi đại học nghiên cứu

Điều kiện trở thành ĐH nghiên cứu được quy định rõ trong nghị định nhưng tại hội nghị, nhiều băn khoăn từ phía các trường lớn cho rằng điều kiện thì khó, quyền lợi thì vẫn mơ hồ.

GS.TS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) đặt ra câu hỏi: “Quyền lợi của ĐH nghiên cứu là gì?”. Bởi trong nghị định, sau các điều kiện “nhiều và khó” chỉ có một dòng về “quyền lợi” là cơ sở giáo dục ĐH định hướng nghiên cứu được ưu tiên thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Theo GS Đức, nếu không cụ thể hơn trong những ưu tiên cho trường ĐH nghiên cứu thì e rằng những khó khăn trong điều kiện sẽ khiến các trường không có động lực. “Tôi thấy chỉ có một câu như thế này (quy định về ưu tiên đối với trường ĐH nghiên cứu – PV) thì sẽ xin rút khỏi ĐH nghiên cứu” – ông Đức nói.

Vướng mắc hội đồng trường

Những băn khoăn, vướng mắc xung quanh hoạt động của hội đồng trường chiếm nhiều thời gian trao đổi ở hội nghị nhưng lại là những điều không mới. Trên thực tế trong thời gian qua, nhiều trường thành lập hội đồng trường cho có, không có thực quyền. Rất nhiều rắc rối, khiếu kiện xảy ra khi sự “phân vai” không rõ ràng giữa hiệu trưởng – hội đồng trường – cơ quan chủ quản.

Trao đổi bên lề hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng các cơ quan chủ quản của các trường cũng phải thay đổi nhận thức, không can thiệp hành chính thì hội đồng trường mới thực sự đủ mạnh, đủ quyền. Hiệu trưởng nhà trường cũng phải nhìn nhận khác đi. Chủ tịch hội đồng trường phải có vai trò, quyết định những quyết sách lớn, chứ không phải đơn vị thông qua của hiệu trưởng.

 

 

VĨNH HÀ

TTO