25/12/2024

CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh?

Nhiều người dân khi thấy CSGT thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn thường phàn nàn về ống thổi vì nghĩ phải ngậm chung ống với nhiều người. Thực hư thế nào?

 

CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh?

Nhiều người dân khi thấy CSGT thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn thường phàn nàn về ống thổi vì nghĩ phải ngậm chung ống với nhiều người. Thực hư thế nào?

 

 

Ống thổi cồn được CSGT mang theo rất nhiều để thay cho mỗi người một ống /// Vũ Phượng

Ống thổi cồn được CSGT mang theo rất nhiều để thay cho mỗi người một ống   Vũ Phượng

 
 
Tối 5.1, Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển xe ô tô trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
 
Một tài xế công nghệ khi được CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn liền chỉ tay hỏi: “Này ống dơ, tôi không thổi”. CSGT giải thích: “Ống này ống mới, anh thổi đi”, nhưng tài xế công nghệ vẫn không chịu mà đòi CSGT thay ống thổi cồn khác trước mặt để tận mắt chứng kiến.
 
Chiều lòng người tham gia giao thông, CSGT đã xé bọc ni lông của một ống thổi cồn khác để thay vào máy như đúng yêu cầu của người này.
 
CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh? - ảnh 1

Mỗi người một ống thổi khi kiểm tra nồng độ cồn   Vũ Phượng

 

Trước đó, trong một lần Đội CSGT Tân Sơn Nhất (PC08) đo nồng độ cồn tại Ngã tư Phú Nhuận cũng gặp phải nhiều trường hợp dù người toát ra mùi bia nồng nặc nhưng lè nhè chê ống thổi dơ. CSGT nhiều lần thay ống thổi mới để người dân chứng kiến nhưng vẫn không chấp nhận thổi theo yêu cầu. 
 
Cuối cùng, người này bị lập biên bản lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, tương đương mức phạt của vi phạm nồng độ cồn cao nhất.

Trả lời phóng viên, lãnh đạo một đội CSGT cho biết, theo quy định, mỗi một trường hợp người tham gia giao thông được yêu cầu thổi nồng độ cồn đều dùng ống thổi riêng.

Thực tế, để công tác kiểm tra được nhanh chóng, ngay khi kiểm tra nồng độ cồn của trường hợp này xong, CSGT sẽ tự thay ống mới để làm việc tiếp với các trường hợp sau đó. Có lẽ vì vậy nên nhiều người không thấy CSGT thay ống thổi mà chê ống dơ, mất vệ sinh.
CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh? - ảnh 2

Phòng CSGT khẳng định máy đo nồng độ cồn, ống thổi đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh   Độc Lập

 

Riêng với máy đo nồng độ cồn định tính được CSGT sử dụng trong các chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn quốc tế, vì người tham gia giao thông không cần thổi mà chỉ cần nói chuyện bình thường với CSGT là máy sẽ xác định trên xe có mùi cồn hay không.
 
Máy này rất nhạy bén, một số trường hợp lái xe không sử dụng rượu, bia nhưng vẫn báo “có cồn” là vì trên xe có người đã sử dụng. Do vậy, lái xe ô tô thường được kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách thổi vào máy đo cồn định lượng để xác định chính xác là có nồng độ cồn trong hơi thở hay không.
 
Thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cũng khẳng định, máy đo nồng độ cồn mà CSGT sử dụng là máy được trang cấp bởi cơ quan chức năng đã được kiểm định an toàn kỹ thuật. Do vậy, máy đo nồng độ cồn sẽ đảm bảo cơ bản các chỉ số và thông tin khi được thực hiện.
 
Ngoài ra, ông Phong nói thêm, người dân không cần phải lo lắng bị lây bệnh khi thổi nồng độ cồn. Vì mỗi lượt kiểm tra là một ống thổi mới, sau khi người này kiểm tra xong, ống thổi sẽ được bỏ đi để thay thế bằng ống thổi mới. 
 
 
 
VŨ PHƯỢNG 

TNO