28/11/2024

Những bệnh truyền nhiễm nào có thể gây nguy hiểm trong mùa đông xuân 2019-2020?

Từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella…

 

Những bệnh truyền nhiễm nào có thể gây nguy hiểm trong mùa đông xuân 2019-2020?

Từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella…


 
 
 
Cần tiêm ngừa vắc xin phòng chống bệnh mùa đông xuân /// ẢNH: DUY TÍNH

Cần tiêm ngừa vắc xin phòng chống bệnh mùa đông xuân   ẢNH: DUY TÍNH

 

 
Ngày 22.12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC TP.HCM) đã đưa ra cảnh báo về các bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân 2019 – 2020.
 
Theo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại TP.HCM từ nhiều năm qua của CDC TP.HCM cho thấy, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella… Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng nhưng cũng có thể gây nên các chùm ca bệnh trong các tập thể đông người như trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa người bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ quá nhỏ hoặc người già.
 
Để chủ động kiểm soát bệnh trong mùa đông xuân này, CDC TP.HCM đề nghị Trung tâm y tế quận huyện triển khai các hoạt động chủ động phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng và trong các tập thể đông người.
 
CDC TP.HCM cũng khuyến cáo người dân thực hiện 6 việc cần làm để phòng ngừa bệnh:
 
Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng – mũi khi ho hắt hơi và rửa sạch tay ngay sau đó.
 
Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).
 
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi ra ngoài trời.
 
Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Nếu buộc phải tiếp xúc thì cần mang khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc.
 
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vận động, tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe.
 
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm, cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về thời gian và biện pháp cách ly để hạn chế lây bệnh cho người khác.
 
Đối với người bệnh là học sinh hoặc đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cần nghỉ học, nghỉ làm hết thời gian quy định đồng thời thông báo tình trạng bệnh cho cơ quan, tổ chức.
 
 
 
DUY TÍNH 

TNO