28/11/2024

Có thể mua gói BHYT bổ sung

Người tham gia BHYT nếu muốn sẽ được mua thêm các gói BHYT bổ sung. Quyền lợi của người tham gia cũng được điều chỉnh như sẽ được khám sức khoẻ định kỳ, chẩn đoán sớm các bệnh mãn tính không lây…

 

Có thể mua gói BHYT bổ sung

Người tham gia BHYT nếu muốn sẽ được mua thêm các gói BHYT bổ sung. Quyền lợi của người tham gia cũng được điều chỉnh như sẽ được khám sức khoẻ định kỳ, chẩn đoán sớm các bệnh mãn tính không lây…


 

 

Có thể mua gói BHYT bổ sung - Ảnh 1.

Kiểm tra thuốc BHYT ở Bệnh viện Thống Nhất – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

 

Đây là những nội dung đã được đưa vào dự thảo Luật y tế sửa đổi, được các đại biểu trình bày tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật BHYT (giai đoạn 2014-2019) và xin ý kiến dự thảo Luật BHYT sửa đổi, được Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM vào ngày 18-12.

Ông Phan Văn Toàn, phó vụ trưởng Vụ BHYT, cho biết một số nội dung định hướng sẽ sửa đổi bổ sung trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi.

Cụ thể sẽ có chủ trương về BHYT bổ sung, hiện nay trong Luật BHYT chỉ có gói BHYT, chưa có gói BHYT bổ sung này. Theo ông Toàn, người tham gia mua BHYT có nhu cầu sẽ có quyền lựa chọn mua những gói BHYT bổ sung với các mức giá khác nhau. Mức BHYT bổ sung này sẽ khác với BHYT hiện nay là mức hưởng BHYT sẽ phụ thuộc vào mức đóng. Còn mức BHYT hiện nay là mức hưởng không phụ thuộc vào mức đóng. 

Theo Luật BHYT hiện nay, mức đóng BHYT bao nhiêu không cần biết, nhưng khi vào bệnh viện sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo từng đối tượng, tùy theo bệnh tật.

Phạm vi quyền lợi BHYT trong Luật BHYT sửa đổi cũng sẽ được mở rộng như: điều trị dự phòng, khám sức khỏe định kỳ; khám sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh mãn tính không lây, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh; khám chữa bệnh tại nhà đối với một số đối tượng (người cao tuổi, người khuyết tật); sử dụng sản phẩm dinh dưỡng điều trị suy dinh dưỡng nặng đối với trẻ em dưới 6 tuổi (theo Luật BHYT hiện hành, các dịch vụ này không được quỹ BHYT chi trả). 

Tuy nhiên, ông Toàn cũng cho biết không phải người nào tham gia BHYT cũng được khám sức khỏe định kỳ mà sẽ có quy định đối tượng.

Ngoài ra, Luật BHYT sửa đổi sẽ cho phép thành lập cơ quan giám định BHYT độc lập, tách khỏi cơ quan BHXH hiện nay. Cơ quan BHXH chỉ làm nhiệm vụ thu đóng BHYT, quản lý quỹ, thực hiện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ y tế của người tham gia BHYT.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho biết họ mong đợi Luật BHYT sửa đổi vì Luật BHYT hiện nay có nhiều bất cập. Đại diện Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết bất cập lớn nhất đối với các cơ sở y tế hiện nay là công tác giám định BHYT. Cho nên, ông rất ủng hộ việc sắp tới Luật BHYT sửa đổi sẽ cho phép thành lập cơ quan giám định BHYT độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan BHXH nữa. Nhưng quy trình giám định, tiêu chuẩn giám định viên phải do Bộ Y tế quy định.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc Sở Y tế Đắk Nông, cho rằng thời gian này sửa đổi Luật BHYT là cần thiết. Ngoài ra, việc mở rộng một số phạm vi quyền lợi của BHYT như chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán sớm các bệnh mãn tính không lây là rất phù hợp vì nó liên quan đến việc triển khai hệ thống bác sĩ gia đình trong thời gian tới. BHYT chi trả cho các hoạt động của bác sĩ gia đình ở địa phương chính là việc chi cho dự phòng các bệnh mãn tính…

Ông Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết những ý kiến này sẽ được tổng hợp lại và dự thảo Luật BHYT sửa đổi sẽ được trình Chính phủ vào tháng 10-2020.

BHYT còn 37.000 tỉ đồng

Theo ông Lê Văn Khảm – vụ trưởng Vụ BHYT, năm 2016, 2017 và 2018, theo cân đối trong năm thì quỹ BHYT bội chi, nhưng cân đối thu chi của quỹ vẫn có kết dư do số dư từ những năm trước chuyển sang. Tính đến hết năm 2018, quỹ dự phòng còn trên 37.000 tỉ đồng (chưa chính thức)…

 

 

THÙY DƯƠNG