28/11/2024

Muốn khoẻ, chỉ nên uống 1,4 ly bia mỗi ngày

Hội đồng Nghiên cứu y tế và sức khoẻ quốc gia Úc (NHMRC) vừa cập nhật hướng dẫn quốc gia về đồ uống có cồn lần đầu tiên từ năm 2009, theo đó người trưởng thành chỉ nên uống trung bình không quá 1,4 ly bia rượu (thức uống có cồn) mỗi ngày.

 

Muốn khoẻ, chỉ nên uống 1,4 ly bia mỗi ngày

Hội đồng Nghiên cứu y tế và sức khoẻ quốc gia Úc (NHMRC) vừa cập nhật hướng dẫn quốc gia về đồ uống có cồn lần đầu tiên từ năm 2009, theo đó người trưởng thành chỉ nên uống trung bình không quá 1,4 ly bia rượu (thức uống có cồn) mỗi ngày.


 

 

Muốn khỏe, chỉ nên uống 1,4 ly bia mỗi ngày - Ảnh 1.

Chỉ nên uống dưới 2 ly bia mỗi ngày để bảo đảm sức khoẻ – Ảnh: Getty Images

 

Theo hướng dẫn mới, mỗi người lớn không nên uống quá 10 ly thức uống có cồn mỗi tuần, tương đương 1,4 ly mỗi ngày. Tối đa một người trưởng thành nên uống là 4 ly/ngày.

Lần cập nhật trước đó của NHMRC là vào năm 2009, lúc đó NHMRC tuyên bố mỗi ngày chỉ nên uống 2 ly bia rượu (14 lần/tuần) để làm giảm nguy cơ bị tổn hại suốt đời do rượu. Nhưng vì rượu bia vẫn mang lại nhiều tác hại xấu cho người Úc nên NHMRC quyết định giảm số lần khuyến cáo xuống.

Hướng dẫn mới cũng khuyến cáo người chưa được 18 tuổi thì không nên dùng thức uống có cồn. Trong khi đó, phụ nữ có thai hay đang lên kế hoạch có thai cũng được khuyến cáo không nên tiêu thụ đồ uống có cồn. Đối với phụ nữ đang cho con bú, không dùng thức uống có cồn thì tốt hơn cho con trẻ.

Theo dữ liệu y tế, có hơn 4.000 trường hợp tử vong ở Úc trong năm 2017 liên quan đến thức uống có cồn và có hơn 70.000 lượt nhập viện trong năm tài khoá 2016-2017.

NHMRC cũng cho thấy mối liên hệ giữa đồ uống có cồn và một số bệnh ung thư.

Kate Conigrave, chủ tịch Ủy ban công tác về đồ uống có cồn của NHMRC và cũng là giáo sư tại Bệnh viện Hoàng tử Alfred ở Sydney, cho biết bà đã chứng kiến tận mắt rất nhiều tác hại liên quan đến rượu bia.

“Những bệnh nhân trẻ tuổi ở khoa cấp cứu bị ngộ độc rượu, say rượu nhiều đến mức bản thân họ có thể gặp nguy hiểm. Nhiều người có nguy cơ tử vong. Tôi cũng nhìn thấy nhưng gương mặt tuyệt vọng của người thân bệnh nhân”, bà Conigrave cho biết.

“Mặt khác, tôi cũng thấy nhiều người từng nghiện bia rượu nhưng giờ đã cắt giảm hoặc cai hẳn. Giấc ngủ của họ được cải thiện, tâm trạng của họ tốt lên và huyết áp trở lại bình thường. Do đó, kiểm soát lượng đồ uống có cồn mà bản thân dùng là rất quan trọng đối với sức khỏe.

 

 

THỤY TRÂM