11/01/2025

Những dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn bị… nghiện tập luyện

Tập thể dục tốt cho sức khoẻ chúng ta, nhưng ở một số người, những lợi ích của việc tập luyện có thể biến họ thành “con nghiện”.

 

Những dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn bị… nghiện tập luyện

Tập thể dục tốt cho sức kho chúng ta, nhưng ở một số người, những lợi ích của việc tập luyện có thể biến họ thành “con nghiện”.

 
 
 
 

 /// Shutterstock
Shutterstock
 
 
 

 
Nói cách khác, nghiện tập luyện là sự ám ảnh với thể hình và vận động. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn là “con nghiện tập”, theo trang tin The Health Site.

Tập luyện trong cơn đau

Những người thường xuyên tập luyện và mê “căng cựa” thường bị đau nhức cơ bắp thường xuyên, do cơ thể muốn nghỉ ngơi nhưng việc nghiện tập dẫn đến lạm dụng các khớp, xương và tay chân của họ.
 
Những người nghiện tập thể dục tập luyện cả khi bị đau, đó là một dấu hiệu chính của chứng nghiện tập luyện. Tập luyện trong cơn đau làm tăng nguy cơ bị các chấn thương cơ mạn tính, chẳng hạn như tiêu cơ vân (còn gọi là ly giải cơ vân), theo The Health Site.

Thiếu ngủ

Nghiện tập thể dục có thể gây hại cho hệ thống phản ứng với căng thẳng của một người, vốn có thể dẫn đến việc giải phóng các hoóc môn cortisol và adrenaline. Những hoóc môn này có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ.
 
Việc rèn luyện cơ bắp quá mức khiến cơ thể bồn chồn và suy nhược, vốn cũng có thể gây khó ngủ.

Rút lui và cách ly

Những người nghiện tập thể dục hủy bỏ các kế hoạch và những cơ hội gặp gỡ để tập trung vào chế độ tập thể dục của họ và dành nhiều thời gian hơn để tập luyện trong phòng tập thể dục. Sự cô lập xã hội dẫn đến sự nhầm lẫn, cáu kỉnh, tức giận, thay đổi tâm trạng, lo lắng, thậm chí trầm cảm, theo The Health Site.

Hết hơi cả khi nghỉ ngơi

Tập thể dục mà không nghỉ ngơi có thể gây tổn thương cho tim của bạn. Tổn thương bao gồm thành tim dày hơn, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và sẹo tim, vốn có thể làm cho nhịp tim tăng cao ngay cả khi nghỉ ngơi. Tổn thương tim có thể gây khó thở, tức ngực và có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Rối loạn ăn uống

Nghiện tập thể dục có thể làm giảm mức hoóc môn ghrelin vốn kích thích sự thèm ăn và làm tăng mức peptide – nguyên nhân gây ức chế sự thèm ăn. Rối loạn ăn uống khiến người ta dễ bị rối loạn nhịp tim, loãng xương và các chấn thương thể chất khác, theo The Health Site.
 
 
 
QUYÊN QUÂN