11/01/2025

‘Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời’ có còn đúng không?

Nhiều người cho rằng bản chất thì không thể đổi, ấy thế nhưng nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học kết luận, có thể thay đổi đặc điểm tính cách thông qua can thiệp bền bỉ và các sự kiện lớn trong đời.

 

‘Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời’ có còn đúng không?

Nhiều người cho rằng bản chất thì không thể đổi, ấy thế nhưng nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học kết luận, có thể thay đổi đặc điểm tính cách thông qua can thiệp bền bỉ và các sự kiện lớn trong đời.
 
 
 
 
 

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời là có thật. Xin nhấn mạnh, khó chứ không phải không thay đổi được tính cách nhé
 /// Shutterstock

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời là có thật. Xin nhấn mạnh, khó chứ không phải không thay đổi được tính cách nhé   Shutterstock

 

Đặc điểm tính cách với cách phân chia phổ biến: Openness (cởi mở), Conscientiousness (tận tâm), Extraversion (hướng ngoại), Agreeableness (dễ chịu), Neuroticism (tâm lý bất ổn), từng giúp dự đoán một loạt các kết quả quan trọng như sức khỏe, hạnh phúc và thu nhập, theo Futurity. Do đó, những đặc điểm này có thể là mục tiêu quan trọng cho các can thiệp chính sách được thiết kế để cải thiện phúc lợi của con người.
 
Nghiên cứu, dự kiến được công bố trên tạp chí Tâm lý học Mỹ tháng 12.2019, là sản phẩm của Hiệp hội Thay đổi Tính cách, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cam kết thúc đẩy sự hiểu biết về thay đổi tính cách. Hiệp hội được khởi xướng bởi Wiebke Bleidorn và Christopher Hopwood, đều là giáo sư tâm lý học của Đại học California, Davis (Mỹ).
 
Các tác giả khẳng định, bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các đặc điểm tính cách đủ rõ ràng để giải thích một loạt các hành vi xã hội quan trọng ở cấp độ vượt qua các dự đoán đã biết. Đặc điểm tính cách có thể thay đổi, nhất là nếu đúng độ tuổi phù hợp và nỗ lực bền bỉ. Tuy nhiên, những đặc điểm này cũng vẫn tương đối ổn định. Nói cách khác, chúng có thể thay đổi nhưng không dễ thay đổi, theo Futurity.
 
Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kết hợp này – bền vững nhưng có thể thay đổi – làm cho chúng trở thành mục tiêu hứa hẹn đặc biệt cho các can thiệp phạm vi rộng. Ví dụ, cả conscientiousness (tận tâm) và neuroticism (tâm lý bất ổn), có thể đại diện cho các mục tiêu can thiệp tốt ở người trẻ.
 
Và một số can thiệp nhất định – đặc biệt là những can thiệp đòi hỏi sự kiên trì và cam kết lâu dài – có thể hiệu quả hơn đối với người tận tâm, ổn định về mặt cảm xúc. Xem xét yếu tố động lực cũng quan trọng vì sẽ nhiều khả năng thành công hơn nếu mọi người có động lực và nghĩ rằng thay đổi là khả thi, các nhà nghiên cứu cho biết, theo Futurity.
 
 
 
TẠ BAN