16/11/2024

Cấm chụp ảnh dưới váy, cấm chụp và phát tán ảnh người chết tai nạn

Việc bí mật chụp từ dưới váy lên với phụ nữ là “một sự sỉ nhục, sự vi phạm không thể biện bạch với không gian riêng tư của họ”.

 

Cấm chụp ảnh dưới váy, cấm chụp và phát tán ảnh người chết tai nạn

Việc bí mật chụp từ dưới váy lên với phụ nữ là “một sự sỉ nhục, sự vi phạm không thể biện bạch với không gian riêng tư của họ”.


 

Cấm chụp ảnh dưới váy, cấm chụp và phát tán ảnh người chết tai nạn - Ảnh 1.

Ảnh (minh hoạ): DW

 

Chính phủ Đức vừa nhất trí thông qua dự luật hình sự hóa tội sản xuất và phát tán những hình ảnh chụp ngược lên từ dưới váy (tiếng Anh gọi là chụp ảnh kiểu “upskirting”).

Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Tư pháp Đức, bà Christine Lambrecht, nói việc bí mật chụp ảnh dưới váy hất lên với phụ nữ là “một sự sỉ nhục, sự vi phạm không thể biện bạch với không gian riêng tư của họ”.

Theo ông Steffen Seibert, người phát ngôn của chính phủ Đức, nội các nước này cũng nhất trí cho rằng việc chụp ảnh những người chết bị coi là rất xúc phạm họ, chụp ảnh các nạn nhân tử vong trong tai nạn giao thông, rồi phát tán chúng trên mạng, là hành vi phạm pháp.

“Chúng ta phải tránh cho những người thân việc phải chịu đựng thêm nỗi đau đớn khổ sở từ chuyện hình ảnh của người cha mẹ hay con cái đã chết của họ bị phát tán khắp nơi”, đài DW (Đức) dẫn lời bà Christine Lambrecht.

Sau khi được chính phủ phê chuẩn, dự luật sẽ được trình lên quốc hội. Theo dự luật, người vi phạm sẽ bị phạt tới 2 năm tù.

Theo luật hiện hành của Đức, việc chụp ảnh upskirting chỉ có thể bị xếp là phạm pháp nếu có tiếp xúc cơ thể hoặc kèm theo những lời lẽ xúc phạm.

Trước Đức, Anh và Pháp cũng đã phê chuẩn một điều luật tương tự. Tại Anh, luật này được thông qua trong tháng 1 năm nay. Tại Pháp, trong tháng 8, các nhà lập pháp cũng đã phê chuẩn một luật mới chống bạo lực giới, trong đó có vấn đề upskirting.

Các nước khác cũng đã có luật này là Scotland, Ấn Độ, New Zealand và Phần Lan.

 

 

ĐỖ DƯƠNG