Cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ thúc đẩy việc truyền giáo giữa người dân Thái Lan
Đức cha Tschang nói: “Giờ đây Đức Thánh Cha không chỉ được xem như là vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo, nhưng còn là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại. Người Thái chờ đợi rất nhiều: nhiều người hy vọng ngài mang đến cho Vương quốc Thái Lan sứ điệp hoà bình, lòng thương xót và hoà hợp.”
Cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ thúc đẩy việc truyền giáo giữa người dân Thái Lan
Đức cha Tschang nói: “Giờ đây Đức Thánh Cha không chỉ được xem như là vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo, nhưng còn là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại. Người Thái chờ đợi rất nhiều: nhiều người hy vọng ngài mang đến cho Vương quốc Thái Lan sứ điệp hoà bình, lòng thương xót và hoà hợp.”
“Chuyến viếng thăm Thái Lan sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô là cơ hội để cho Giáo hội địa phương tạ ơn Chúa về những hoạt động truyền giáo đầu tiên. Đồng thời nó cũng đánh thức ơn gọi loan báo Tin Mừng và từ đó khuyến khích tín hữu Công giáo theo gương của các nhà truyền giáo.”
Đức Tổng Giám mục Paul Tschang In‑nam, Sứ thần Toà Thánh tại Thái Lan, Myanmar và Campuchia và cũng là Đại diện Tông toà tại Lào, đã nhận định như trên. Đức cha Tschang cũng chia sẻ: “Đã từ nhiều năm, Hội đồng Giám mục Thái Lan ao ước mời Đức Thánh Cha viếng thăm nước này. Năm nay, mong ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực.”
Đức Thánh Cha Phanxicô là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại
Theo Đức cha Tschang, bầu khí tại Thái Lan những ngày này rất tích cực; người dân Thái Lan hồ hởi với cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng. Khác với cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984, khi đó đã gặp phải sự chống đối của các nhóm Phật giáo cực đoan, tin tức về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô không gặp phản ứng tiêu cực nào. Đức cha Tschang nói: “Giờ đây Đức Thánh Cha không chỉ được xem như là vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo, nhưng còn là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại. Người Thái chờ đợi rất nhiều: nhiều người hy vọng ngài mang đến cho vương quốc Thái Lan sứ điệp hoà bình, lòng thương xót và hoà hợp.”
Năm 2019 là năm đáng ghi nhớ của 390.000 tín hữu Công giáo Thái Lan, một cộng đồng bé nhỏ chiếm chỉ 0,58% dân số, với việc kỷ niệm 350 năm thành lập Hạt Đại diện Tông toà Xiêm La.
Củng cố đối thoại với Phật giáo
Tại đất nước với Phật giáo chiếm 90% dân số, việc đối thoại liên tôn là một trong những biên cương truyền giáo chính yếu của người Công giáo. Đức cha Tschang cho biết: “Giáo hội địa phương luôn dấn thân. Các tương quan giữa Công giáo và Phật giáo được diễn ra trong sự tôn trọng lẫn nhau. Đức cha hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha củng cố việc đối thoại liên tôn.”
“Chuyến viếng thăm Thái Lan sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô là cơ hội để cho Giáo hội địa phương tạ ơn Chúa về những hoạt động truyền giáo đầu tiên. Đồng thời nó cũng đánh thức ơn gọi loan báo Tin Mừng và từ đó khuyến khích tín hữu Công giáo theo gương của các nhà truyền giáo.”
Đức Tổng Giám mục Paul Tschang In‑nam, Sứ thần Toà Thánh tại Thái Lan, Myanmar và Campuchia và cũng là Đại diện Tông toà tại Lào, đã nhận định như trên. Đức cha Tschang cũng chia sẻ: “Đã từ nhiều năm, Hội đồng Giám mục Thái Lan ao ước mời Đức Thánh Cha viếng thăm nước này. Năm nay, mong ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực.”
Đức Thánh Cha Phanxicô là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại
Theo Đức cha Tschang, bầu khí tại Thái Lan những ngày này rất tích cực; người dân Thái Lan hồ hởi với cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng. Khác với cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984, khi đó đã gặp phải sự chống đối của các nhóm Phật giáo cực đoan, tin tức về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô không gặp phản ứng tiêu cực nào. Đức cha Tschang nói: “Giờ đây Đức Thánh Cha không chỉ được xem như là vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo, nhưng còn là một lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại. Người Thái chờ đợi rất nhiều: nhiều người hy vọng ngài mang đến cho vương quốc Thái Lan sứ điệp hoà bình, lòng thương xót và hoà hợp.”
Năm 2019 là năm đáng ghi nhớ của 390.000 tín hữu Công giáo Thái Lan, một cộng đồng bé nhỏ chiếm chỉ 0,58% dân số, với việc kỷ niệm 350 năm thành lập Hạt Đại diện Tông toà Xiêm La.
Củng cố đối thoại với Phật giáo
Tại đất nước với Phật giáo chiếm 90% dân số, việc đối thoại liên tôn là một trong những biên cương truyền giáo chính yếu của người Công giáo. Đức cha Tschang cho biết: “Giáo hội địa phương luôn dấn thân. Các tương quan giữa Công giáo và Phật giáo được diễn ra trong sự tôn trọng lẫn nhau. Đức cha hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha củng cố việc đối thoại liên tôn.”
Đức cha kết luận: “Đức Thánh Cha đến đây để thúc đẩy chúng tôi trong việc xây dựng một xã hội với những giá trị nhân văn đích thực. Sự hiện diện của ngài sẽ củng cố đức tin của tín hữu Công giáo Thái và thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng ở Thái Lan. Điều chúng tôi chờ đợi từ ngài là sự khuyến khích của người cha.” (Asia News 05/11/2019)
Hồng Thuỷ