ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Hầm mộ Priscilla
Chiều ngày 02/11/2019, ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Đức Thánh Cha đã đến dâng Thánh lễ tại Hang Toại đạo Priscilla, ở Via Salaria, Roma.
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Hầm mộ Priscilla
Chiều ngày 02/11/2019, ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Đức Thánh Cha đã đến dâng Thánh lễ tại Hang Toại đạo Priscilla, ở Via Salaria, Roma.
Thánh lễ được Đức Thánh Cha cử hành lúc 4 giờ chiều tại Tiểu Vương cung Thánh đường Thánh Giáo hoàng Silvestro cùng với sự hiện diện của các nữ tu Benedictine bảo vệ hang toại đạo và khoảng 100 khách mời.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong Thánh lễ, ĐTC đã có một bài giảng buông, không cầm giấy. Ngài nói:
“Thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta cử hành trong hang toại đạo. Đây là lần đầu tiên tôi vào một hang toại đạo, thật ngạc nhiên. Nó nói với chúng ta nhiều điều.
Chúng ta có thể nghĩ về cuộc sống của những người phải lẩn trốn, những người có văn hoá chôn cất người chết và cử hành Bí tích Thánh Thể tại đây… Đây là thời đen tối của lịch sử nhưng họ không bị khuất phục.
Và ngay cả ngày nay cũng thế. Nhiều hang toại đạo ở các quốc gia khác, nơi họ phải giả vờ tổ chức một bữa tiệc hay sinh nhật để cử hành Thánh Lễ, bởi vì tại đó họ bị cấm cách. Ngày nay nhiều Kitô hữu vẫn còn chịu bách hại, còn hơn cả thời thế kỷ thứ nhất. Những điều này – hang toại đạo, bách hại, các Kitô hữu – và bài đọc hôm nay, làm tôi suy nghĩ đến ba từ: căn tính, địa điểm và hy vọng.
Căn tính của những người quy tụ nơi đây để cử hành Thánh Thể và để ngợi khen Chúa, thì cùng giống với căn tính của những anh em chúng ta ngày nay ở nhiều quốc gia, nơi mà trở thành Kitô hữu là một tội, nó bị cấm, họ không có quyền.
Căn tính này là những gì chúng ta đã nghe, là các Mối Phúc. Nếu anh làm điều này, anh sống như thế, anh là Kitô hữu. Anh có thể nói rằng, “tôi thuộc hội này, tôi thuộc phong trào kia…”. Đúng là những điều đó đẹp. Nhưng nó là những tưởng tượng so với thực tế này. Thẻ căn cước của anh là Tin Mừng này, nếu anh không có điều này thì các phong trào, đoàn hội chẳng ý nghĩa gì.
Từ thứ hai là địa điểm. Người ta đến đây để ẩn nấp, để được an toàn và thậm chí chôn người chết. Và ngày nay có những người phải cử hành Thánh Lễ trong bí mật, tại những quốc gia bị cấm… Tôi nghĩ đến sơ ở Albania đã ở trại cải tạo dưới thời cộng sản. Tại đây cấm các linh mục ban các bí tích, nhưng sơ đã rửa tội trong bí mật. Các Kitô hữu bồng trẻ em đến để sơ rửa tội cho chúng, nhưng ở đó không có ly hay cái gì để đựng nước, nên sơ đã lấy chiếc giày, múc nước từ dưới sông và rửa tội bằng chiếc giày. Địa điểm như thế gần như ở khắp nơi. Chúng ta không có một nơi đặc quyền trong cuộc sống. Vậy đâu là nơi của các Kitô hữu? Bài đọc 1 nói: “Linh hồn của những người công chính ở trong tay Thiên Chúa.” (Kn 3,1). Họ ở trong tay Thiên Chúa, ở nơi mà Ngài muốn. Ở trong tay Thiên Chúa chúng ta được an toàn, dù có chuyện gì xảy ra, ngay cả thập giá.
Những Kitô hữu này, đã và đang sống trong tay Thiên Chúa, họ là những người nam nữ của hy vọng. Đây là từ thứ ba: hy vọng. Bài đọc thứ hai nói về thị kiến cuối cùng, nơi đó tất cả được tái tạo, nơi mà tất cả chúng ta sẽ đến. Khi đến đó, chúng ta không cần gì khác ngoài căn tính của chúng ta. Niềm hy vọng của chúng ta ở trên Trời. Tay bám vào sợi dây chúng ta băng qua bờ bên kia.
Như vậy, căn tính là các Mối Phúc và Tin Mừng Matthêu chương 25. Địa điểm là nơi an toàn nhất, trong tay Thiên Chúa, đầy yêu thương. Hy vọng, tương lai là bên kia bờ kia, luôn bám vào sợi dây.
Cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã xuống hầm mộ bên dưới để viếng, ngài dừng lại một lát để cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đã có từ giữa thế kỷ thứ ba và tại vòm hang trước Nhà nguyện Hy Lạp.
Thánh lễ được Đức Thánh Cha cử hành lúc 4 giờ chiều tại Tiểu Vương cung Thánh đường Thánh Giáo hoàng Silvestro cùng với sự hiện diện của các nữ tu Benedictine bảo vệ hang toại đạo và khoảng 100 khách mời.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong Thánh lễ, ĐTC đã có một bài giảng buông, không cầm giấy. Ngài nói:
“Thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta cử hành trong hang toại đạo. Đây là lần đầu tiên tôi vào một hang toại đạo, thật ngạc nhiên. Nó nói với chúng ta nhiều điều.
Chúng ta có thể nghĩ về cuộc sống của những người phải lẩn trốn, những người có văn hoá chôn cất người chết và cử hành Bí tích Thánh Thể tại đây… Đây là thời đen tối của lịch sử nhưng họ không bị khuất phục.
Và ngay cả ngày nay cũng thế. Nhiều hang toại đạo ở các quốc gia khác, nơi họ phải giả vờ tổ chức một bữa tiệc hay sinh nhật để cử hành Thánh Lễ, bởi vì tại đó họ bị cấm cách. Ngày nay nhiều Kitô hữu vẫn còn chịu bách hại, còn hơn cả thời thế kỷ thứ nhất. Những điều này – hang toại đạo, bách hại, các Kitô hữu – và bài đọc hôm nay, làm tôi suy nghĩ đến ba từ: căn tính, địa điểm và hy vọng.
Căn tính của những người quy tụ nơi đây để cử hành Thánh Thể và để ngợi khen Chúa, thì cùng giống với căn tính của những anh em chúng ta ngày nay ở nhiều quốc gia, nơi mà trở thành Kitô hữu là một tội, nó bị cấm, họ không có quyền.
Căn tính này là những gì chúng ta đã nghe, là các Mối Phúc. Nếu anh làm điều này, anh sống như thế, anh là Kitô hữu. Anh có thể nói rằng, “tôi thuộc hội này, tôi thuộc phong trào kia…”. Đúng là những điều đó đẹp. Nhưng nó là những tưởng tượng so với thực tế này. Thẻ căn cước của anh là Tin Mừng này, nếu anh không có điều này thì các phong trào, đoàn hội chẳng ý nghĩa gì.
Từ thứ hai là địa điểm. Người ta đến đây để ẩn nấp, để được an toàn và thậm chí chôn người chết. Và ngày nay có những người phải cử hành Thánh Lễ trong bí mật, tại những quốc gia bị cấm… Tôi nghĩ đến sơ ở Albania đã ở trại cải tạo dưới thời cộng sản. Tại đây cấm các linh mục ban các bí tích, nhưng sơ đã rửa tội trong bí mật. Các Kitô hữu bồng trẻ em đến để sơ rửa tội cho chúng, nhưng ở đó không có ly hay cái gì để đựng nước, nên sơ đã lấy chiếc giày, múc nước từ dưới sông và rửa tội bằng chiếc giày. Địa điểm như thế gần như ở khắp nơi. Chúng ta không có một nơi đặc quyền trong cuộc sống. Vậy đâu là nơi của các Kitô hữu? Bài đọc 1 nói: “Linh hồn của những người công chính ở trong tay Thiên Chúa.” (Kn 3,1). Họ ở trong tay Thiên Chúa, ở nơi mà Ngài muốn. Ở trong tay Thiên Chúa chúng ta được an toàn, dù có chuyện gì xảy ra, ngay cả thập giá.
Những Kitô hữu này, đã và đang sống trong tay Thiên Chúa, họ là những người nam nữ của hy vọng. Đây là từ thứ ba: hy vọng. Bài đọc thứ hai nói về thị kiến cuối cùng, nơi đó tất cả được tái tạo, nơi mà tất cả chúng ta sẽ đến. Khi đến đó, chúng ta không cần gì khác ngoài căn tính của chúng ta. Niềm hy vọng của chúng ta ở trên Trời. Tay bám vào sợi dây chúng ta băng qua bờ bên kia.
Như vậy, căn tính là các Mối Phúc và Tin Mừng Matthêu chương 25. Địa điểm là nơi an toàn nhất, trong tay Thiên Chúa, đầy yêu thương. Hy vọng, tương lai là bên kia bờ kia, luôn bám vào sợi dây.
Cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã xuống hầm mộ bên dưới để viếng, ngài dừng lại một lát để cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đã có từ giữa thế kỷ thứ ba và tại vòm hang trước Nhà nguyện Hy Lạp.
Văn Yên, SJ