11/01/2025

Vụ Việt kiều Mỹ, thiếu nữ chết vì làm đẹp: Siết hành nghề thẩm mỹ

Thời gian qua liên tục xảy ra những ca tai biến nghiêm trọng sau phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí chết người, nên đã đến lúc cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý người hành nghề lĩnh vực này.

 

Vụ Việt kiều Mỹ, thiếu nữ chết vì làm đẹp: Siết hành nghề thẩm mỹ

Thời gian qua liên tục xảy ra những ca tai biến nghiêm trọng sau phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí chết người, nên đã đến lúc cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý người hành nghề lĩnh vực này.
 
 
 
 
 

Bệnh viện EMCAS nơi vừa xảy ra ca tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ  /// Ngọc Dương

Bệnh viện EMCAS nơi vừa xảy ra ca tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ   Ngọc Dương

 

 

Liên tục những ca tai biến, chết người

Ngày 17.10, chị V.N.A.T (33 tuổi) tử vong sau khi được phẫu thuật đặt túi nâng ngực tại Bệnh viện (BV) thẩm mỹ EMCAS (BV EMCAS, cơ sở tại Q.10, TP.HCM). Chị V.N.A.T đến BV EMCAS và được bác sĩ (BS) Đinh Viết Hưng phẫu thuật đặt túi nâng ngực chiều 17.10.
 
Mổ xong, đến 20 giờ 45 chị V.N.A.T đột ngột khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, được chuyển đến một BV công lập trên địa bàn. Đến 22 giờ 45 cùng ngày, chị V.N.A.T tử vong. Sở Y tế đã niêm phong bệnh án ca tử vong này, niêm phong toàn bộ các loại thuốc cùng lô, vỏ thuốc đã sử dụng cho chị V.N.A.T để phục vụ điều tra.
 
Tháng 9.2017, chị T.T.Đ (38 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) sau khi phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) tại BV EMCAS đã bị hôn mê, sau đó tử vong. Chị Đ. đến BV EMCAS gọt xương hàm 2 bên, sau phẫu thuật chị bị suy hô hấp, hôn mê và được chuyển đến một BV công lập, rồi chuyển ra nước ngoài điều trị cũng không cải thiện, quay về điều trị lại trong nước đến tháng 2.2018 thì tử vong sau một thời gian dài sống đời sống thực vật.
Bệnh viện EMCAS nơi vừa xảy ra ca tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ Ảnh: Ngọc Dương

Bệnh viện EMCAS nơi vừa xảy ra ca tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ   Ngọc Dương

 

Ngày 11.10 vừa qua, bà C.T.L (59 tuổi, Việt kiều Mỹ) đến căng da mặt tại BV Kangnam (Q.3). Ca phẫu thuật do BS Trần Huỳnh thực hiện. Sau phẫu thuật bà L. rơi vào tình trạng lơ mơ, đến 21 giờ cùng ngày đột ngột khó thở, tím tái, phù môi, lơ mơ, huyết áp tụt, ô xy máu (Sp02) giảm còn 80%, được chẩn đoán theo dõi sốc phản vệ sau phẫu thuật căng da mặt. Bà C.T.L được chuyển đến hai BV công lập khác điều trị, nhưng rồi đã tử vong hôm 14.10.
 
Đến ngày 29.10 một phụ nữ 65 tuổi (ở TP.HCM) bị tử vong sau hai ngày điều trị tại một BV. Người này trước đó xăm chân mày tại một thẩm mỹ viện ở Q.1, sau xăm bị hôn mê.

Gian dối, giả mạo giấy tờ hành nghề

Hôm qua (1.11), thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, khi xảy ra trường hợp tử vong sau PTTM nâng ngực tại BV EMCAS, ngày 17.10, Sở Y tế TP đã tiến hành xác minh làm rõ ai cho phép BS Đinh Viết Hưng làm PTTM, trong khi Sở Y tế chỉ cấp phép cho ông Hưng về chấn thương chỉnh hình?
 
Ngày 22.10, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM gửi Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đề nghị hợp tác xác minh. Theo đó, xác minh Quyết định số 009047 ngày 20.4.2017 của Sở Y tế Đồng Nai về việc điều chỉnh bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh (KCB) đối với ông Đinh Viết Hưng (44 tuổi, ngụ Q.9, TP.HCM), lĩnh vực cấp là KCB chuyên khoa tạo hình TM.
 
Sau đó, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai có công văn gửi Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, trả lời như sau: Đối với hồ sơ người hành nghề là ông Đinh Viết Hưng, qua kiểm tra hồ sơ của các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề; xin cấp bổ sung phạm vi hành nghề thuộc lĩnh vực KCB không có hồ sơ tên Đinh Viết Hưng.
 
Như vậy Sở Y tề Đồng Nai chưa tiếp nhận và xử lý hồ sơ mang tên Đinh Viết Hưng. Qua việc kiểm tra xác minh quyết định cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn người hành nghề là ông Đinh Viết Hưng, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai khẳng định Sở Y tế Đồng Nai không cấp bất kỳ quyết định bổ sung cho ông Đinh Viết Hưng, quyết định có dấu hiệu giả mạo.
 
Ngày 1.11, trả lời Thanh Niên, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Thanh tra Sở đang phối hợp với Công an TP xác minh, làm rõ vụ việc BS Đinh Viết Hưng sử dụng giấy tờ giả này.
 
Hiện tại, Sở Y tế TP.HCM đã tạm giữ chứng chỉ hành nghề của BS Đinh Viết Hưng, trong thời gian này BS Hưng không được phép hành nghề.

Bỏ mặc tính mạng khách hàng

Các BS cho rằng Sở Y tế phải lưu ý kiểm tra, giám sát tình trạng phổ biến hiện nay đó là BV “hợp tác” với các BS, để BS “câu” khách bên ngoài đưa vào BV làm PTTM, ăn chia. Cụ thể, BS có khách, tự thỏa thuận giá cả về nâng ngực, làm mũi… rồi đưa về BV. BV hưởng chi phí nằm viện, gây mê… Điều đáng lo ngại là người phẫu thuật không có chuyên môn về PTTM, rất nguy hiểm cho khách hàng. Rồi các mỹ viện móc nối với BS làm PTTM trái chuyên môn…
 
Chẳng hạn như vụ BS Đinh Viết Hưng, từ một BS “tay ngang” nhảy qua làm TM, bất chấp cả việc làm giả chứng chỉ hành nghề TM, nhưng vẫn hoạt động được tại BV EMCAS (Q.10), để rồi phẫu thuật đặt túi ngực dẫn đến khách hàng tử vong; ngay cả một phụ nữ đang mang thai nhưng BS Hưng cũng nhận hút mỡ bụng, đó là trường hợp chị Đ.T.N.A (ngụ Hà Nội).
 
Mới đây, chị A. được một thẩm mỹ viện ở Q.1, TP.HCM tư vấn giới thiệu đến BS Đinh Viết Hưng hút mỡ bụng (làm tại BV EMCAS). Sau phẫu thuật, sức khỏe chị A. yếu đi, ngày 30.10, gia đình chị có đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh vụ việc.
 
Một BS lâu năm trong lĩnh vực TM đặt vấn đề: “Một số BV TM cho thuê phòng mổ và bây giờ là thời điểm “ăn khế trả vàng”. Một BS thuộc Hội PTTM TP.HCM cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý nghiêm vụ việc BS Đinh Viết Hưng đã lừa dối khách hàng, làm giả chứng chỉ hành nghề TM, gây tai biến cho khách hàng, rất nguy hiểm.
 
Hiện ở TP.HCM có 15 BV chuyên khoa TM, 10 BV đa khoa có khoa, đơn vị TM; 186 phòng khám chuyên khoa TM… Đối với phòng khám đa khoa, chuyên khoa TM, Sở Y tế cũng đã xây dựng các quy chuẩn để kiểm tra đánh giá chất lượng… Cho đến thời điểm này, Sở Y tế TP.HCM đã cấp 170 chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn KCB chuyên khoa phẫu thuật tạo hình TM, PTTM.

Có thể truy cứu hình sự

Theo luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), nếu cơ quan điều tra xác định giấy tờ liên quan là giả mạo, thì hành vi của BS Đinh Viết Hưng đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan nhà nước.
 
“Điều 341 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” nêu, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Theo LS Tuấn: “Mức phạt tù có thể lên đến 7 năm, nếu người phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như làm chết người”.
 
 
Phan Thương
THANH TÙNG – DUY TÍNH