ĐTC Phanxicô: Vượt qua não trạng cục bộ để đến với người khác
Những người được tái sinh từ nước và Thánh Linh – những người được rửa tội – được mời gọi đi ra khỏi chính mình và mở lòng ra với người khác, sống gần gũi, sống cùng nhau, lối sống biến mọi tương quan giữa các cá nhân thành một kinh nghiệm của tình huynh đệ.
ĐTC Phanxicô: Vượt qua não trạng cục bộ để đến với người khác
Những người được tái sinh từ nước và Thánh Linh – những người được rửa tội – được mời gọi đi ra khỏi chính mình và mở lòng ra với người khác, sống gần gũi, sống cùng nhau, lối sống biến mọi tương quan giữa các cá nhân thành một kinh nghiệm của tình huynh đệ.
Sáng thứ Tư 16/10 đã có hơn 20.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô. Bắt đầu buổi tiếp kiến chung, cộng đoàn hiện diện đã nghe đọc đoạn sách Công vụ Tông đồ 10,34-36: Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gửi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người.”
Dựa trên đoạn sách thánh này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ơn cứu độ của Chúa được ban cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu học theo gương Thánh Phêrô, vượt qua não trạng cục bộ, xem ơn cứu độ chỉ dành riêng cho một nhóm người. Hãy mở lòng mình, thoát ra khỏi bức tường của cá nhân, của nhóm, để đến với người khác, sống gần gũi, chung sống, với kinh nghiệm của các mối tương quan huynh đệ.
Sáng thứ Tư 16/10 đã có hơn 20.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô. Bắt đầu buổi tiếp kiến chung, cộng đoàn hiện diện đã nghe đọc đoạn sách Công vụ Tông đồ 10,34-36: Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gửi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người.”
Dựa trên đoạn sách thánh này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ơn cứu độ của Chúa được ban cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu học theo gương Thánh Phêrô, vượt qua não trạng cục bộ, xem ơn cứu độ chỉ dành riêng cho một nhóm người. Hãy mở lòng mình, thoát ra khỏi bức tường của cá nhân, của nhóm, để đến với người khác, sống gần gũi, chung sống, với kinh nghiệm của các mối tương quan huynh đệ.
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Vượt qua não trạng cục bộ
“Hành trình của Tin Mừng trên thế giới mà Thánh Luca thuật lại trong sách Công vụ Tông đồ được đi kèm với sự sáng tạo tối cao của Thiên Chúa, Đấng đã bày tỏ chính mình theo cách thế kỳ diệu. Thiên Chúa muốn con cái mình vượt qua não trạng cục bộ để mở lòng ra với sự phổ quát của ơn cứu độ. Đây là mục đích: vượt qua não trạng cục bộ và mở lòng ra với ơn cứu độ hoàn vũ, bởi vì Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ! Những người được tái sinh từ nước và Thánh Linh – những người được rửa tội – được mời gọi đi ra khỏi chính mình và mở lòng ra với người khác, sống gần gũi, sống cùng nhau, lối sống biến mọi tương quan giữa các cá nhân thành một kinh nghiệm của tình huynh đệ (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 87).
“Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế”
Đức Thánh Cha nói tiếp: Nhân chứng của quá trình “huynh đệ hoá” này, điều mà Chúa Thánh Thần muốn kích hoạt trong lịch sử, chính là Thánh Phêrô. Cùng với Thánh Phaolô, ngài là nhân vật chính trong sách Công vụ Tông đồ. Thánh Phêrô đã trải nghiệm một sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định cho cuộc đời của ngài. Trong khi thánh nhân đang cầu nguyện, ngài nhận được một thị kiến, như là một “sự khuấy động” của Thiên Chúa để khiến ngài thay đổi tâm thức. Thánh nhân nhìn thấy một tấm khăn lớn từ trên cao thả xuống đất, chứa nhiều động vật khác nhau: các con vật bốn chân, các loài bò sát và chim trời, và ngài nghe một giọng nói bảo ngài ăn những loại thịt đó. Thánh Phêrô, một người Do Thái tốt lành, phản ứng lại và tuyên bố ngài chưa bao giờ ăn bất cứ thứ gì không thanh sạch, theo Lề Luật của Chúa (x. Lv 11). Sau đó, một giọng nói mạnh mẽ trả lời: “Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế.” (Cv 10,15).
Học nhìn vào con người và ý định của trái tim
Đức Thánh Cha nhận xét: Qua sự kiện này, Chúa muốn Thánh Phêrô không còn đánh giá các sự kiện và con người theo các phạm trù thanh sạch và ô uế, nhưng học cách vượt qua khỏi những phạm trù này, nhìn vào con người và ý định của trái tim họ. Thật ra, điều khiến con người không trong sạch không đến từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong, từ trái tim (x. Mc 7,21). Và Chúa Giêsu đã nói điều này cách rõ ràng.
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ông Corneliô và gia đình ông
Sau thị kiến đó, Thiên Chúa gửi Thánh Phêrô đến nhà của một người ngoại quốc không chịu phép cắt bì, ông Corneliô, “đại đội trưởng của cơ đội được gọi là cơ đội Italia, […] người đạo đức và kính sợ Thiên Chúa”, người rộng tay bố thí cho mọi người và luôn cầu nguyện với Chúa (x. Cv 10,1-2).
Trong ngôi nhà của những người ngoại giáo, Thánh Phêrô giảng dạy Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh và ơn tha thứ tội lỗi cho bất cứ ai tin vào Người. Và trong khi Thánh Phêrô nói, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ông Corneliô và gia đình ông. Và Thánh Phêrô đã rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô (x. Cv 10,48).
Thánh Phêrô tự do với chính mình và hiệp thông hơn với Thiên Chúa và người khác
Sự kiện đặc biệt này – lần đầu tiên xảy ra một điều như thế – được đồn ra khắp Giêrusalem. Các anh em ở đây bị sốc bởi việc làm của thánh Phêrô, đã chỉ trích ngài một cách gay gắt (x. Cv 11,1-3). Trên thực tế, sau cuộc gặp gỡ với ông Corneliô, Thánh Phêrô tự do hơn với chính mình và hiệp thông hơn với Thiên Chúa và những người khác, bởi vì thánh nhân đã nhận ra ý của Thiên Chúa trong hoạt động của Chúa Thánh Thần. Do đó, ngài có thể hiểu rằng việc dân Israel được tuyển chọn không phải là phần thưởng do công đức, mà là dấu hiệu của lời mời gọi nhưng không, để trở nên trung gian của phước lành thiêng liêng giữa các dân tộc ngoại giáo.
Nhà truyền giáo là người ủng hộ cuộc gặp gỡ của những tâm hồn với Chúa
Anh chị em thân mến, từ vị thủ lãnh của các Tông đồ, chúng ta biết rằng một người loan báo Tin Mừng không thể là một trở ngại cho hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng “muốn tất cả mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4), nhưng là một người ủng hộ cuộc gặp gỡ của những trái tim với Chúa. Còn chúng ta, chúng ta cư xử thế nào với các anh em của chúng ta, đặc biệt là những người không phải là Kitô hữu? Chúng ta có là vật cản trở cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa? Chúng ta có cản trở cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Cha hay chúng ta tạo điều kiện cho họ?
Hôm nay, chúng ta cầu xin ơn để cho mình được ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ của Thiên Chúa, để không cản trở sự sáng tạo của Người, nhưng nhận ra và ủng hộ những cách thức mới mà qua đó, Đấng Phục Sinh đổ tràn Thần khí của Người vào thế giới và lôi cuốn các tâm hồn khi làm cho họ nhận biết Người là “Chúa của mọi người” (Cv 10,36).
Ngày Đức Hồng y Karol Wojtyla trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Trong lời chào các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc rằng ngày 16/10 là ngày kỷ niệm Đức Hồng y Karol Wojtyla được bầu chọn kế vị Thánh Phêrô. ĐTC nói: “Chúng ta cảm tạ Chúa về những điều tốt lành được thực hiện trong Giáo hội, trên thế giới và trong trái tim con người nhờ những lời của Thánh Gioan Phaolô II và các việc làm và sự thánh thiện của ngài. Chúng ta nhớ rằng lời mời gọi của ngài hãy mở con tim cho Chúa Kitô luôn hiện thực.”
Vượt qua não trạng cục bộ
“Hành trình của Tin Mừng trên thế giới mà Thánh Luca thuật lại trong sách Công vụ Tông đồ được đi kèm với sự sáng tạo tối cao của Thiên Chúa, Đấng đã bày tỏ chính mình theo cách thế kỳ diệu. Thiên Chúa muốn con cái mình vượt qua não trạng cục bộ để mở lòng ra với sự phổ quát của ơn cứu độ. Đây là mục đích: vượt qua não trạng cục bộ và mở lòng ra với ơn cứu độ hoàn vũ, bởi vì Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ! Những người được tái sinh từ nước và Thánh Linh – những người được rửa tội – được mời gọi đi ra khỏi chính mình và mở lòng ra với người khác, sống gần gũi, sống cùng nhau, lối sống biến mọi tương quan giữa các cá nhân thành một kinh nghiệm của tình huynh đệ (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 87).
“Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế”
Đức Thánh Cha nói tiếp: Nhân chứng của quá trình “huynh đệ hoá” này, điều mà Chúa Thánh Thần muốn kích hoạt trong lịch sử, chính là Thánh Phêrô. Cùng với Thánh Phaolô, ngài là nhân vật chính trong sách Công vụ Tông đồ. Thánh Phêrô đã trải nghiệm một sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định cho cuộc đời của ngài. Trong khi thánh nhân đang cầu nguyện, ngài nhận được một thị kiến, như là một “sự khuấy động” của Thiên Chúa để khiến ngài thay đổi tâm thức. Thánh nhân nhìn thấy một tấm khăn lớn từ trên cao thả xuống đất, chứa nhiều động vật khác nhau: các con vật bốn chân, các loài bò sát và chim trời, và ngài nghe một giọng nói bảo ngài ăn những loại thịt đó. Thánh Phêrô, một người Do Thái tốt lành, phản ứng lại và tuyên bố ngài chưa bao giờ ăn bất cứ thứ gì không thanh sạch, theo Lề Luật của Chúa (x. Lv 11). Sau đó, một giọng nói mạnh mẽ trả lời: “Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế.” (Cv 10,15).
Học nhìn vào con người và ý định của trái tim
Đức Thánh Cha nhận xét: Qua sự kiện này, Chúa muốn Thánh Phêrô không còn đánh giá các sự kiện và con người theo các phạm trù thanh sạch và ô uế, nhưng học cách vượt qua khỏi những phạm trù này, nhìn vào con người và ý định của trái tim họ. Thật ra, điều khiến con người không trong sạch không đến từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong, từ trái tim (x. Mc 7,21). Và Chúa Giêsu đã nói điều này cách rõ ràng.
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ông Corneliô và gia đình ông
Sau thị kiến đó, Thiên Chúa gửi Thánh Phêrô đến nhà của một người ngoại quốc không chịu phép cắt bì, ông Corneliô, “đại đội trưởng của cơ đội được gọi là cơ đội Italia, […] người đạo đức và kính sợ Thiên Chúa”, người rộng tay bố thí cho mọi người và luôn cầu nguyện với Chúa (x. Cv 10,1-2).
Trong ngôi nhà của những người ngoại giáo, Thánh Phêrô giảng dạy Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh và ơn tha thứ tội lỗi cho bất cứ ai tin vào Người. Và trong khi Thánh Phêrô nói, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ông Corneliô và gia đình ông. Và Thánh Phêrô đã rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô (x. Cv 10,48).
Thánh Phêrô tự do với chính mình và hiệp thông hơn với Thiên Chúa và người khác
Sự kiện đặc biệt này – lần đầu tiên xảy ra một điều như thế – được đồn ra khắp Giêrusalem. Các anh em ở đây bị sốc bởi việc làm của thánh Phêrô, đã chỉ trích ngài một cách gay gắt (x. Cv 11,1-3). Trên thực tế, sau cuộc gặp gỡ với ông Corneliô, Thánh Phêrô tự do hơn với chính mình và hiệp thông hơn với Thiên Chúa và những người khác, bởi vì thánh nhân đã nhận ra ý của Thiên Chúa trong hoạt động của Chúa Thánh Thần. Do đó, ngài có thể hiểu rằng việc dân Israel được tuyển chọn không phải là phần thưởng do công đức, mà là dấu hiệu của lời mời gọi nhưng không, để trở nên trung gian của phước lành thiêng liêng giữa các dân tộc ngoại giáo.
Nhà truyền giáo là người ủng hộ cuộc gặp gỡ của những tâm hồn với Chúa
Anh chị em thân mến, từ vị thủ lãnh của các Tông đồ, chúng ta biết rằng một người loan báo Tin Mừng không thể là một trở ngại cho hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng “muốn tất cả mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4), nhưng là một người ủng hộ cuộc gặp gỡ của những trái tim với Chúa. Còn chúng ta, chúng ta cư xử thế nào với các anh em của chúng ta, đặc biệt là những người không phải là Kitô hữu? Chúng ta có là vật cản trở cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa? Chúng ta có cản trở cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Cha hay chúng ta tạo điều kiện cho họ?
Hôm nay, chúng ta cầu xin ơn để cho mình được ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ của Thiên Chúa, để không cản trở sự sáng tạo của Người, nhưng nhận ra và ủng hộ những cách thức mới mà qua đó, Đấng Phục Sinh đổ tràn Thần khí của Người vào thế giới và lôi cuốn các tâm hồn khi làm cho họ nhận biết Người là “Chúa của mọi người” (Cv 10,36).
Ngày Đức Hồng y Karol Wojtyla trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Trong lời chào các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc rằng ngày 16/10 là ngày kỷ niệm Đức Hồng y Karol Wojtyla được bầu chọn kế vị Thánh Phêrô. ĐTC nói: “Chúng ta cảm tạ Chúa về những điều tốt lành được thực hiện trong Giáo hội, trên thế giới và trong trái tim con người nhờ những lời của Thánh Gioan Phaolô II và các việc làm và sự thánh thiện của ngài. Chúng ta nhớ rằng lời mời gọi của ngài hãy mở con tim cho Chúa Kitô luôn hiện thực.”
Hồng Thuỷ