25/11/2024

Thương hiệu quốc gia về văn hoá: Giấc mơ còn xa

Hai đề án thương hiệu quốc gia về văn hoá là Thành phố nhiếp ảnh và Nghệ thuật sơn mài VN đang được đưa ra lấy góp ý. Tuy nhiên, những mổ xẻ hai đề án này cho thấy việc xây dựng thương hiệu quốc gia còn xa vời.

 

Thương hiệu quốc gia về văn hoá: Giấc mơ còn xa

Hai đề án thương hiệu quốc gia về văn hoá là Thành phố nhiếp ảnh và Nghệ thuật sơn mài VN đang được đưa ra lấy góp ý. Tuy nhiên, những mổ xẻ hai đề án này cho thấy việc xây dựng thương hiệu quốc gia còn xa vời.
 
 
 
 

Hình ảnh của Hạ Long, Hà Nội, Hội An... thường xuyên được du khách trong và ngoài nước quay phim chụp ảnh /// Ảnh: L.Q.P - N.T - Đ.L

Hình ảnh của Hạ Long, Hà Nội, Hội An… thường xuyên được du khách trong và ngoài nước quay phim chụp ảnh    Ảnh: L.Q.P – N.T – Đ.L

 
 

Khi áo dài bị từ chối

Nhận diện thương hiệu VN nên chọn tà áo dài vì nó mang chất biểu tượng của nền văn hóa qua thời gian

Nhà thiết kế Đức Hùng

Nhà thiết kế (NTK) Đức Hùng vẫn còn rưng rưng khi nhớ đến buổi trình diễn bộ sưu tập áo dài Đất rồng thiêng hồi năm 2009 tại Nhật Bản. Bộ sưu tập này sau đó cũng được trình diễn trong kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. “Tôi tới giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Toyko. Tối hôm đó, cả công viên Tokyo rộng lớn ngập áo dài. Người Việt tới dự mặc áo dài. Người Nhật cũng mặc áo dài. Và sau đó, họ còn tới hậu trường, nắn nót hôn tà áo. Đó là những chuyện tôi nhớ mãi về áo dài. Nó đã trở thành một biểu tượng nhận diện”, NTK Đức Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, nói đến thương hiệu quốc gia là nói đến hình ảnh. Vì thế, áo dài rất thuận tiện cho việc trở thành thương hiệu quốc gia về văn hóa do nó đã như một biểu trưng cho VN rồi. “Nhận diện thương hiệu VN nên chọn tà áo dài vì nó mang chất biểu tượng của nền văn hóa qua thời gian. Thứ nữa là nó đã có dấu ấn rất sâu trong lòng bạn bè quốc tế cũng như trong nước. Thứ ba, tà áo dài thể hiện tính cách con người VN, có mềm mại, cởi mở, thanh cao… Đặc biệt hơn, bạn bè quốc tế nhìn vào thấy gần gũi. Hình ảnh thương hiệu VN rất cần sự gần gũi”, NTK Đức Hùng phân tích.
 
Tuy nhiên, trong đề án thương hiệu quốc gia về văn hóa mà Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) soạn thảo lại không có chiếc áo dài. Hai đề án được đưa ra là Thành phố nhiếp ảnh và Sơn mài VN.
 
Thương hiệu quốc gia về văn hóa: Giấc mơ còn xa - ảnh 1

Lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM  Ảnh: Ngọc Dương

Nguy cơ “kế hoạch treo”

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg, có nhiều ngành công nghiệp văn hóa được liệt kê. Gồm có: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Chiến lược muốn các ngành này trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, có sản phẩm cho tiêu dùng văn hoá trong nước và xuất khẩu; và cũng sẽ quảng bá hình ảnh, con người VN.

Trong khi đó, đề án Thành phố nhiếp ảnh cũng mắc phải nhiều vấn đề. Chẳng hạn, theo nhiếp ảnh gia Việt Văn, đề án này phải rất độc đáo bởi các liên hoan ảnh, ngày hội nhiếp ảnh lớn mang tầm cỡ quốc tế diễn ra thường xuyên. Chỉ trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều festival ảnh nổi tiếng và rất uy tín. Đó là Angkor (Campuchia), Chiang Mai, Bangkok (Thái Lan), Biennal Singapore 2 năm/lần, Yangon (Myanmar)…

Tuy nhiên, hai mắc mứu lớn nhất của Thành phố nhiếp ảnh là nguồn lực con người và sự đồng thuận của chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện. Về nguồn lực, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng cho biết, hiện chúng ta chưa có một trung tâm đào tạo nhiếp ảnh cũng như các chương trình giao lưu nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Do đó, việc nuôi dưỡng tài năng nhiếp ảnh đang khó khăn. Chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhiếp ảnh quốc tế. Trong khi đó, về đồng thuận của chính quyền, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm thừa nhận: “Có TP giàu tiềm năng, như Hà Nội chẳng hạn, khi chúng tôi đặt vấn đề, họ từ chối phắt”.
 
Việc lấy ý kiến liên tục, rồi lại mắc vì không có đơn vị thực thi, kế hoạch thực thi cụ thể, chi tiết khiến nhiều người lo các đề án Thành phố nhiếp ảnh, Nghệ thuậtsơn mài VN sẽ rơi vào “dớp” của các đề án quốc hoa, quốc phục trước đây. Về bản chất, đó cũng chính là những đề án đi tìm biểu tượng văn hóa. Còn nhớ, đề án tìm quốc hoa, sau khi tổ chức lấy ý kiến, lấy phiếu bầu với tỷ lệ phiếu cao cho hoa sen đã ngưng lại. Năm 2012, Bộ VH-TT-DL cũng đã trình Chính phủ việc xin công nhận hoa sen làm quốc hoa, sau đó việc cũng không đi đến đâu. Đề án quốc phục cũng mắc đi mắc lại, sau đó đổi thành việc tìm lễ phục trong những dịp quan trọng nhưng cũng chưa đi đến đâu. Hiện tại, chưa có văn bản nào “chốt” quốc hoa hay quốc phục VN là gì.
 
Trong khi đó, một nhà nghiên cứu cho biết, các kế hoạch phát triển thương hiệu quốc gia về văn hóa bao giờ cũng phải rất cụ thể. Chẳng hạn, Hàn Quốc luôn muốn đẩy mạnh nhận diện về trang phục hanbok. Tình trạng sử dụng trang phục truyền thống của họ cũng gần như VN, nghĩa là không phải ai lúc nào cũng yêu quý và cũng mặc liên tục. Chưa kể hanbok còn khó mặc. “Hàn Quốc có hẳn một đơn vị để phát triển hanbok, nằm trong Bộ Văn hóa, thuộc Cục Thủ công mỹ nghệ. Họ cũng có chính sách, chẳng hạn những người mặc hanbok vào không gian văn h, bảo tàng sẽ được miễn phí vé”, nhà nghiên cứu này nói.

Cuộc đua cho sáng tạo Việt

Theo chuyên gia marketing Phạm Vũ Tùng, Giám đốc tiếp thị của Davines, phát triển công nghiệp sáng tạo trong văn hoá là chiến lược rất thông minh. Hiện tại, công nghiệp truyền thống VN đang tụt lại với khu vực khá xa. Tuy nhiên, với công nghiệp sáng tạo, chúng ta không bị cách xa quá nhiều như vậy. “Công nghiệp sáng tạo dựa trên văn hóa mình hoàn toàn có thể đuổi kịp mọi người. Chúng ta là một trong những nước sản xuất sơn mài hàng đầu thế giới. Nguyễn Hà Đông viết ra game Flappy bird đứng vị trí cao trong kho ứng dụng của Apple rất lâu, với lượng tải 2 – 3 triệu/ngày. Nên đẩy mạnh công nghiệp văn hóa trong công nghiệp sáng tạo hoàn toàn khả thi”, ông Tùng phân tích.
 
Theo nhà nghiên cứu điện ảnh Ngọc NickM, VN đã có một thương hiệu quốc gia về điện ảnh. Đó chính là đạo diễn Đặng Nhật Minh với nhiều bộ phim thành công, trong đó Bao giờ cho đến tháng mười thường có mặt trong danh sách những phim hay nhất châu Á. Hiện tại, chúng ta cũng có hoạt động điện ảnh Gặp gỡ mùa thu do đạo diễn Phan Đăng Di và nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc tổ chức đang trở thành một thương hiệu điện ảnh. “Gặp gỡ mùa thu có định hướng đúng về đào tạo điện ảnh và mạng lưới người làm phim. Nó đang tạo được thương hiệu trong khu vực và quốc tế chính nhờ hai thế mạnh này. Đến đó, người ta gặp được những nhà làm phim trẻ ở VN. Các lớp diễn xuất, đạo diễn cũng có tiếng vang, người muốn học rất nhiều, trải qua tuyển chọn cũng gắt gao”, ông Ngọc nói.
 
Trong khi đó, về Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội, ông Ngọc cho rằng, nếu muốn trở thành thương hiệu quốc gia, việc tuyển chọn phim cần được đẩy mạnh hơn nữa. “Hiện tại, việc tuyển chọn phim chưa có gì nổi bật, gu lựa chọn cũng chưa rõ ràng nếu so với các LHP khác.
 
 
 
TRINH NGUYỄN