Tìm kiếm phương thức giải quyết thiếu hụt ngân sách Toà Thánh
Theo tờ báo vừa nói, số thiếu hụt trong ngân sách của Toà Thánh trong năm ngoái 2018 là 70 triệu Euro, tương đương với 76,7 triệu Mỹ kim, gấp đôi số thiếu hụt trong năm 2017 trước đó. Và ngân sách của Toà Thánh vào khoảng 300 triệu Euro, chỉ bằng 1/3 ngân sách Tổng Giáo phận Munich của ĐHY Marx.
Tìm kiếm phương thức giải quyết thiếu hụt ngân sách Toà Thánh
Trong năm 2018, kết toán chi thu của Toà Thánh bi thiếu hụt 70 triệu Euro, gấp đôi năm trước đó và ĐTC ra lệnh tìm phương thế giải quyết.
Trong những ngày qua, một số báo chí, như tờ Wall Street Journal chuyên về kinh tế tài chính ở New York, Hoa Kỳ, đưa tin: “Tình trạng ngân sách của Toà Thánh tiếp tục bị thiếu hụt và ĐTC quyết liệt muốn giải quyết tình trạng này”.
Trong thư gửi ĐHY Reinhard Marx, TGM Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, và cũng là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Toà Thánh, mà ký giả báo này nói là đã xem được, ĐTC viết: “Tôi xin ĐHY nghiên cứu tất cả các biện pháp cần thiết để cứu vãn tương lai kinh tế của Toà Thánh và làm sao để các biện pháp ấy bắt đầu có hiệu lực càng sớm càng tốt.”
ĐHY Marx thuộc số 6 vị hồng y cố vấn của ĐTC và Hội đồng Kinh tế do ngài làm chủ tịch gồm có 8 hồng y và 7 giáo dân chuyên gia.
Trong những ngày qua, một số báo chí, như tờ Wall Street Journal chuyên về kinh tế tài chính ở New York, Hoa Kỳ, đưa tin: “Tình trạng ngân sách của Toà Thánh tiếp tục bị thiếu hụt và ĐTC quyết liệt muốn giải quyết tình trạng này”.
Trong thư gửi ĐHY Reinhard Marx, TGM Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, và cũng là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Toà Thánh, mà ký giả báo này nói là đã xem được, ĐTC viết: “Tôi xin ĐHY nghiên cứu tất cả các biện pháp cần thiết để cứu vãn tương lai kinh tế của Toà Thánh và làm sao để các biện pháp ấy bắt đầu có hiệu lực càng sớm càng tốt.”
ĐHY Marx thuộc số 6 vị hồng y cố vấn của ĐTC và Hội đồng Kinh tế do ngài làm chủ tịch gồm có 8 hồng y và 7 giáo dân chuyên gia.
Theo tờ báo vừa nói, số thiếu hụt trong ngân sách của Toà Thánh trong năm ngoái 2018 là 70 triệu Euro, tương đương với 76,7 triệu Mỹ kim, gấp đôi số thiếu hụt trong năm 2017 trước đó. Và ngân sách của Toà Thánh vào khoảng 300 triệu Euro, chỉ bằng 1/3 ngân sách Tổng Giáo phận Munich của ĐHY Marx.
Tình trạng tài chính khó khăn của Toà Thánh đã có từ lâu
Cách đây 6 năm, khi mới được bầu làm Giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã hứa điều chỉnh lại tình trạng tài chính của Toà Thánh, như Hội đồng Hồng y trước mật nghị bầu Giáo hoàng đã thỉnh cầu. Nhưng cho đến nay, chương trình cải tổ kinh tế của Toà Thánh không thành công. Từ hơn 2 năm nay, Toà Thánh thiếu Bộ trưởng Kinh tế, vì ĐHY Bộ trưởng George Pell, 78 tuổi, người Australia, đã rời bỏ chức vụ, vì ngài về nước để chịu xét xử và đang bị cầm tù, chờ kháng án lên toà án tối cao.
Trong thư gửi ĐHY Marx, ĐTC yêu cầu ĐHY thông báo cho các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Toà Thánh về tình trạng tài chính trầm trọng hiện nay và gấp rút tìm các phương thế giải quyết.
Một số nguyên nhân
Báo Wall Street Journal viết: “Vatican bị tình trạng thặng dư nhân viên – tổng số nhân viên là 5.000 người thuộc các cơ quan Toà Thánh và Quốc gia thành Vatican; tiếp đến là có những cuộc đấu thầu vô ích và một đoàn xe cộ đông đảo, trong khi các bất động sản của Vatican tại nhiều nơi ở Roma không được quản lý tốt đẹp, một số dinh thự ở trong tình trạng xuống cấp, nhiều nhà cho thuê không thu tiền đúng mức. Năm ngoái, Vatican bị mất 30 triệu cho một nhà thương Công giáo vay mượn, đó là Nhà thương Đức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là IDM, chuyên về bệnh da. Mùa thu này, Vatican có ý định công bố kết toán chi thu, lần đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay. Đây sẽ là kết toán đầu tiên được hoàn toàn thực hiện theo các nguyên tắc kế toán quốc tế trong lĩnh vực công.
Các viên chức Vatican e rằng tình trạng thiếu hụt ngân sách kéo dài hiện nay có thể làm giảm nguồn tài chính dự trữ của Toà Thánh, làm thương tổn đến sứ mạng của ĐGH trong các lĩnh vực đòi nhiều tài nguyên như các quan hệ ngoại giao, việc bảo trì các dinh thự và đền đài lịch sử cũng như các kho tàng nghệ thuật của Vatican, và những chi phí thiết yếu khác như tiền hưu bổng của các nhân viên.
Số nhân viên thặng dư trong một số lĩnh vực
Ông Joseph Zahra, một doanh nhân người Malta và là một giáo dân giữ vai trò quan trọng trong Hội đồng Kinh tế của Toà Thánh, cơ quan có nhiệm vụ giám sát tài chính Vatican, nói rằng “ĐTC muốn rằng ngành quản trị của Toà Thánh phải có khả năng tự mình đứng được”. Một số người khác cho biết khoảng 45% trong số 300 triệu Euro ngân sách của Vatican là để trả lương cho các nhân viên, nhưng ĐGH thường chống lại nạn thất nghiệp như một tai ương xã hội, vì thế ngài không muốn áp dụng biện pháp sa thải các nhân viên thặng dư. Trái lại, ĐTC muốn cải tiến năng xuất của các nhân viên, trong một số trường hợp, bằng cách tăng trưởng khả năng nghề nghiệp của họ.
Ông Zahra tiết lộ rằng ĐHY Marx đã triệu tập một khóa họp ngoại thường các vị đứng đầu các cơ quan Toà Thánh vào ngày 20-9 tới đây về đề tài “Làm thế nào đối phó với tình trạng thiếu hụt tài chính”. Các tham dự viên sẽ cứu xét các biện pháp ngắn hạn, và cả những cách thức tăng cường số thu nhập từ các hoạt động tài chính và số bất động sản đáng kể của Vatican tại Roma.
Chưa có thông báo chính thức
Hiện nay chưa có thông cáo chính thức nào của Phòng Báo chí Toà Thánh xác nhận các tin trên đây, nhưng điều đã được thi hành từ khi ĐTC Phanxicô bắt đầu sứ vụ, đó là không hề có sự tăng lương hoặc thăng thưởng cho nhân viên từ 6 năm nay, hạn chế tối đa việc thu nhận các nhân viên mới, và những người nào được thu dụng, thường chỉ có hợp đồng từ 2 đến 5 năm, chứ không vào ngạch như trước đây.
Hưu bổng Vatican có thể bị đe doạ
Ngoài ra, Toà Thánh đang ở trong tình trạng báo động về mặt hưu bổng. Số nhân viên về hưu của Vatican ngày càng gia tăng, và Vatican không thể trông cậy vào những tiền đóng góp, những ngân khoản hiến tặng từ các nơi trên thế giới, trong khi đó Vatican không có chế độ thuế khoá. Cách đây vài năm, khi còn tại chức, ĐHY George Pell đã nói rằng mỗi năm số tiền nợ do chí phí hưu bổng vào khoảng 30 triệu Euro và ĐHY nhấn mạnh cần phải đầu tư nhiều để đối phó với vấn đề này để có thể trả tiền hưu cho các nhân viên trong tương lai.
Riêng Đài Vatican, việc ngưng phát các chương trình qua các làn sóng được áp dụng cho hầu hết các chương trình, kể cả các chương trình sóng ngắn. Ban Việt ngữ Vatican trước đây có 4 người làm trọn giờ, thì nay còn lại 3 người rưỡi, số các cộng tác viên từ bên ngoài cũng bị hạn chế đến mức tối thiểu.
Tình trạng tài chính khó khăn của Toà Thánh đã có từ lâu
Cách đây 6 năm, khi mới được bầu làm Giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã hứa điều chỉnh lại tình trạng tài chính của Toà Thánh, như Hội đồng Hồng y trước mật nghị bầu Giáo hoàng đã thỉnh cầu. Nhưng cho đến nay, chương trình cải tổ kinh tế của Toà Thánh không thành công. Từ hơn 2 năm nay, Toà Thánh thiếu Bộ trưởng Kinh tế, vì ĐHY Bộ trưởng George Pell, 78 tuổi, người Australia, đã rời bỏ chức vụ, vì ngài về nước để chịu xét xử và đang bị cầm tù, chờ kháng án lên toà án tối cao.
Trong thư gửi ĐHY Marx, ĐTC yêu cầu ĐHY thông báo cho các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Toà Thánh về tình trạng tài chính trầm trọng hiện nay và gấp rút tìm các phương thế giải quyết.
Một số nguyên nhân
Báo Wall Street Journal viết: “Vatican bị tình trạng thặng dư nhân viên – tổng số nhân viên là 5.000 người thuộc các cơ quan Toà Thánh và Quốc gia thành Vatican; tiếp đến là có những cuộc đấu thầu vô ích và một đoàn xe cộ đông đảo, trong khi các bất động sản của Vatican tại nhiều nơi ở Roma không được quản lý tốt đẹp, một số dinh thự ở trong tình trạng xuống cấp, nhiều nhà cho thuê không thu tiền đúng mức. Năm ngoái, Vatican bị mất 30 triệu cho một nhà thương Công giáo vay mượn, đó là Nhà thương Đức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là IDM, chuyên về bệnh da. Mùa thu này, Vatican có ý định công bố kết toán chi thu, lần đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay. Đây sẽ là kết toán đầu tiên được hoàn toàn thực hiện theo các nguyên tắc kế toán quốc tế trong lĩnh vực công.
Các viên chức Vatican e rằng tình trạng thiếu hụt ngân sách kéo dài hiện nay có thể làm giảm nguồn tài chính dự trữ của Toà Thánh, làm thương tổn đến sứ mạng của ĐGH trong các lĩnh vực đòi nhiều tài nguyên như các quan hệ ngoại giao, việc bảo trì các dinh thự và đền đài lịch sử cũng như các kho tàng nghệ thuật của Vatican, và những chi phí thiết yếu khác như tiền hưu bổng của các nhân viên.
Số nhân viên thặng dư trong một số lĩnh vực
Ông Joseph Zahra, một doanh nhân người Malta và là một giáo dân giữ vai trò quan trọng trong Hội đồng Kinh tế của Toà Thánh, cơ quan có nhiệm vụ giám sát tài chính Vatican, nói rằng “ĐTC muốn rằng ngành quản trị của Toà Thánh phải có khả năng tự mình đứng được”. Một số người khác cho biết khoảng 45% trong số 300 triệu Euro ngân sách của Vatican là để trả lương cho các nhân viên, nhưng ĐGH thường chống lại nạn thất nghiệp như một tai ương xã hội, vì thế ngài không muốn áp dụng biện pháp sa thải các nhân viên thặng dư. Trái lại, ĐTC muốn cải tiến năng xuất của các nhân viên, trong một số trường hợp, bằng cách tăng trưởng khả năng nghề nghiệp của họ.
Ông Zahra tiết lộ rằng ĐHY Marx đã triệu tập một khóa họp ngoại thường các vị đứng đầu các cơ quan Toà Thánh vào ngày 20-9 tới đây về đề tài “Làm thế nào đối phó với tình trạng thiếu hụt tài chính”. Các tham dự viên sẽ cứu xét các biện pháp ngắn hạn, và cả những cách thức tăng cường số thu nhập từ các hoạt động tài chính và số bất động sản đáng kể của Vatican tại Roma.
Chưa có thông báo chính thức
Hiện nay chưa có thông cáo chính thức nào của Phòng Báo chí Toà Thánh xác nhận các tin trên đây, nhưng điều đã được thi hành từ khi ĐTC Phanxicô bắt đầu sứ vụ, đó là không hề có sự tăng lương hoặc thăng thưởng cho nhân viên từ 6 năm nay, hạn chế tối đa việc thu nhận các nhân viên mới, và những người nào được thu dụng, thường chỉ có hợp đồng từ 2 đến 5 năm, chứ không vào ngạch như trước đây.
Hưu bổng Vatican có thể bị đe doạ
Ngoài ra, Toà Thánh đang ở trong tình trạng báo động về mặt hưu bổng. Số nhân viên về hưu của Vatican ngày càng gia tăng, và Vatican không thể trông cậy vào những tiền đóng góp, những ngân khoản hiến tặng từ các nơi trên thế giới, trong khi đó Vatican không có chế độ thuế khoá. Cách đây vài năm, khi còn tại chức, ĐHY George Pell đã nói rằng mỗi năm số tiền nợ do chí phí hưu bổng vào khoảng 30 triệu Euro và ĐHY nhấn mạnh cần phải đầu tư nhiều để đối phó với vấn đề này để có thể trả tiền hưu cho các nhân viên trong tương lai.
Riêng Đài Vatican, việc ngưng phát các chương trình qua các làn sóng được áp dụng cho hầu hết các chương trình, kể cả các chương trình sóng ngắn. Ban Việt ngữ Vatican trước đây có 4 người làm trọn giờ, thì nay còn lại 3 người rưỡi, số các cộng tác viên từ bên ngoài cũng bị hạn chế đến mức tối thiểu.
G. Trần Đức Anh OP