01/01/2025

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nghề làm nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nghề làm nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
 
 
 
 

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Ông Trần Ngọc Vinh, chủ tịch Hội Làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô, bên mẻ mắm sắp đến ngày thu hoạch – Ảnh: TẤN LỰC

 

Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch vừa công bố đưa Nghề làm nước mắm Nam Ôở Đà Nẵng, vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng nước mắm Nam Ô được hình thành trên 400 năm. Đây là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước.

Nước mắm Nam Ô vang danh gần xa bởi vị mặn mòi của vùng biển miền Trung với bí quyết làm nước mắm 3 cá 1 muối riêng biệt.

Hiện có hơn 100 hộ dân gắn bó với nghề làm nước mắm Nam Ô. Mỗi năm làng nghề này cung cấp cho thị thường trong và ngoài nước hơn 50 nghìn lít nước mắm.

Một trong những nét đặc trưng của mắm Nam Ô là cách làm mắm hoàn toàn thủ công và nước mắm làm ra được ủ ròng trong một năm để tinh chế ra loại mắm ngon nhất.

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Sản phẩm nước mắm Nam Ô nay đã có thương hiệu, đầu ra ổn định – Ảnh: TẤN LỰC

 

Với nước mắm Nam Ô truyền thống, nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là từ cá cơm than được ngư dân đánh bắt vào đầu tháng ba âm lịch.

Thời điểm này cá cơm tích hợp được nhiều đạm nhất, người làm mắm sẽ chọn ra những con có kích thước vừa. Cá thường không được rửa bằng nước ngọt để tránh cá nhanh thối, mất ngon.

Cá được muối trong những chiếc chum gỗ mít, chèn một lớp sạn ở đáy chum. Mỗi một chum muối từ 200- 300 kg cá, sau một năm cho thành phẩm khoảng 100-150 lít nước mắm nhĩ.

Theo quy định, các sản phẩm được lựa chọn để đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể phải đạt các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

 

ĐOÀN NHẠN