24/01/2025

Dùng thuốc cho con mình mà, sao không thèm hỏi bác sĩ?

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc, thậm chí tính mạng bị đe doạ, do dùng thuốc hạ sốt sai cách. Vậy phụ huynh cần làm gì để trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng cách, hiệu quả nhưng tránh được những tai biến?

 

Dùng thuốc cho con mình mà, sao không thèm hỏi bác sĩ?

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc, thậm chí tính mạng bị đe doạ, do dùng thuốc hạ sốt sai cách. Vậy phụ huynh cần làm gì để trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng cách, hiệu quả nhưng tránh được những tai biến?

 
 
 
 
Dùng thuốc cho con mình mà, sao không thèm hỏi bác sĩ? - Ảnh 1.

Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt thông dụng dành cho trẻ em. Hai loại thuốc hạ sốt này có thể mua dễ dàng mà không cần hóa đơn bác sĩ.

Trẻ con đâu phải người lớn thu nhỏ?!

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tục nhấn mạnh như thế trước những sai lầm của nhiều bậc phụ huynh trong việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như: uống quá liều, tùy tiện kết hợp các loại thuốc sốt, không đọc hướng dẫn trước khi sử dụng…

Thuốc hạ sốt cho trẻ thường tồn tại dưới 4 dạng: viên, siro (nước), gói (bột), viên đạn (nhét hậu môn). Trong đó, thuốc hạ sốt dạng uống dễ hấp thu và dễ dàng tính liều lượng hơn so với dạng nhét hậu môn.

“Thế nào trẻ cũng có lúc dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, phụ huynh nên nhớ rằng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ cho nên không phải muốn dùng thế nào thì dùng.

Nhiều phụ huynh cứ nghĩ rằng người trưởng thành uống 1 viên thì trẻ em uống 1/2 viên, vậy là bẻ đôi viên thuốc cho trẻ dùng” – bác sĩ Khanh chia sẻ.

Các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo dù loại thuốc hạ sốt thông thường hay bất kỳ thuốc điều trị nào cũng phải có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp khẩn cấp và đã có thuốc tại nhà thì nên biết cách tính liều thuốc theo cân nặng của trẻ.

Những lưu ý của bác sĩ 

Dùng thuốc cho con mình mà, sao không thèm hỏi bác sĩ? - Ảnh 2.

Thuốc hạ sốt Ibuprofen – Ảnh: XUÂN MAI

 

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng (chuyên khoa nhi) cho hay, cách tính liều lượng qua cân nặng (tính bằng kg) của trẻ cũng không dễ dàng nếu không quen. Tuy nhiên, cách này an toàn hơn những suy diễn khác. 

Cùng ý kiến, bác sĩ Khanh khuyến khích phụ huynh nên học cách tính liều theo cân nặng của trẻ chính xác hơn chứ đừng theo lứa tuổi có khi lại thiếu hoặc dư liều.

Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Hưng về cách tính liều lượng thuốc hạ sốt dựa trên cân nặng của trẻ:

– Đối với Paracetamol: dùng đúng cân nặng của trẻ trừ bớt 1kg rồi chia đôi. Con số này là số ml cho mỗi liều.

Ví dụ: trẻ cân nặng 13kg thì liều paracetamol cho mỗi lần là (13-1)/2 = 6ml.

– Đối với ibuprofen: lấy cân nặng của trẻ chia đôi, nếu là số lẻ thì làm tròn xuống số nhỏ hơn. Con số này là số ml cho mỗi liều. Theo đó, ý nghĩa việc làm tròn số nhỏ nhằm phòng ngừa quá liều.

Ví dụ: trẻ cân nặng 13kg, chia đôi là 6,5kg, như vậy liều Inbuprofen cho mỗi lần là 6 ml. Tương tự nếu cân nặng không tròn số thì làm tròn xuống. Ví dụ trẻ cân nặng 13,5 kg thì phụ huynh dùng con số 13 mà tính.

10 lưu ý khi trẻ dùng thuốc hạ sốt

1 – Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi cần, không nên dùng phòng ngừa hạ sốt.

2 – Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho tất cả các loại thuốc.

3 – Nên tính trước liều của con để khi cần thì có sẵn, không lúng túng tính nhầm.

4 – Không uống hai thuốc có thành phần hạ sốt cùng lúc vì có nguy cơ quá liều, một số thuốc cảm ho có sẵn thành phần hạ sốt trong đó, nếu uống thêm thuốc sốt sẽ thành uống gấp đôi.

5 – Tuyệt đối không uống quá liều được khuyến cáo.

6 – Nếu là thuốc nước, nên đo chính xác bằng dụng cụ đo lường, không nên nhắm chừng.

7 – Nên ghi lại liều lượng, số lần thuốc con đã uống

8 – Thuốc nên để ngoài tầm với của con, đóng chặt nắp.

9 – Không cần uống Ibuprofen và Paracetamol cùng lúc để hạ sốt

10 – Nhân viên y tế phải nên hướng dẫn cụ thể rõ ràng liều thuốc cho người nhà.

 

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng

 

XUÂN MAI