24/01/2025

Khách Nhật bị ‘chém’ cuốc xích lô 2,9 triệu đồng xin lỗi: Nói xin lỗi có khó?

Đọng lại trong câu chuyện du khách Nhật bị ‘chém’ cuốc xích lô 2,9 triệu đồng, ngoài những bức xúc về nạn chặt chém ở giữa Sài Gòn, nhiều người trẻ đặc biệt ấn tượng với lời xin lỗi của chính nạn nhân.

 

Khách Nhật bị ‘chém’ cuốc xích lô 2,9 triệu đồng xin lỗi: Nói xin lỗi có khó?

Đọng lại trong câu chuyện du khách Nhật bị ‘chém’ cuốc xích lô 2,9 triệu đồng, ngoài những bức xúc về nạn chặt chém ở giữa Sài Gòn, nhiều người trẻ đặc biệt ấn tượng với lời xin lỗi của chính nạn nhân.
 
 
 
 
 
Người Nhật đọc sách trên một chuyến tàu /// Nguyễn Sơn Tùng

Người Nhật đọc sách trên một chuyến tàu   Nguyễn Sơn Tùng

 

 
Cụ ông từ Nhật Bản tới TP.HCM đi du lịch, thấy một anh đạp xích lô mời chào bằng tiếng Anh, cụ lên xe, và trong khoảng 5 phút ngồi trên xe để về khách sạn, cụ định đưa cho anh này 500.000 đồng để cảm ơn, thì bị anh này lấy nhiều hơn. Cuốc xích lô 2,9 triệu đồng khiến nhiều người phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, hình ảnh du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng. Và cụ ông, nạn nhân trong câu chuyện trên, khi chia sẻ với phóng viên Thanh Niên cụ vẫn luôn miệng xin lỗi, vì không hỏi giá và thỏa thuận giá trước, đó là lỗi của cụ.

Văn hoá xin lỗi

Chị Nguyễn Thị Trang, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay văn hóa xin lỗi cần được giáo dục và thực hành từ chính trong gia đình. Bản thân Trang cũng nhận được lời xin lỗi của chính ba mẹ mình, khi họ hiểu lầm một việc gì đó. “Lời xin lỗi nên được xem như một điều rất đỗi bình thường, bởi đôi khi ta mất đi những người bạn, những đồng nghiệp thân thiết, chỉ vì ta quá cố chấp, không đủ can đảm để nói hai từ ‘xin lỗi'”, Trang bày tỏ.
 
“Tôi đi du lịch ở Nhật Bản, Singapore và Úc, thường nghe câu ‘xin lỗi’ từ cửa miệng. Xin lỗi anh/chị, xin lỗi bà, xin lỗi ông… dù chỉ để mở một cánh cửa trong phòng vì sợ ồn… Tại sao chúng ta không thể coi lời xin lỗi đơn giản và dễ nói như những lời ăn tiếng nói khác?”, anh Nguyễn Duy Vũ, 38 tuổi, làm thiết kế xây dựng, ngụ đường Phạm Hùng, Q.8, TP.HCM đặt vấn đề.
 

Chị Hoàng Thị Thanh Hoài, đang làm việc tại Bệnh viện mắt Việt Nam – Nhật Bản không bất ngờ khi đọc bản tin về cụ ông nói lời xin lỗi dù bị “chém” cuốc xích lô 2,9 triệu đồng ở TP.HCM, “đó là một người Nhật Bản điển hình. Hai từ thường trực của người Nhật, được dùng nhiều nhất hằng ngày là cảm ơn – xin lỗi, họ cũng sẽ liên tục cúi đầu khi nói lời đó, để phía bên kia cảm thấy lời nói của họ trang trọng, chân thành nhất”.
 
“Nếu bạn đi đường ở Nhật, mà đi từ trong ngõ chạy ra đường lớn, bạn sẽ thấy những người lái xe hơi ở đường lớn dừng xe, ưu tiên để bạn qua trước cho an toàn. Cả hai bên, sẽ cùng cúi đầu để cảm ơn nhau. Đó là một nét đẹp mà tôi rất ấn tượng”, chị Hoài chia sẻ.

Theo chị Hoài, mỗi nơi đều có những ưu điểm, khuyết điểm, điều lý tưởng nhất là mình học hỏi được ở mỗi đất nước sự tích cực của con người nơi đó. “Tôi luôn dạy con mình tinh thần trách nhiệm, con biết cảm ơn, biết xin lỗi khi cần. Không phải con luôn nhận lỗi trong mọi trường hợp, nhưng con đã có lỗi, con phải dũng cảm thừa nhận con sai, và phải biết nói lời xin lỗi sao cho chân thành nhất”.

Khách Nhật bị 'chém' cuốc xích lô 2,9 triệu đồng xin lỗi: Nói xin lỗi có khó? - ảnh 1

Khoảnh khắc bình yên ở Nhật  Nguyễn Sơn Tùng

 

Lời xin lỗi hóa giải căng thẳng

Anh Nguyễn Đình Sơn, 23 tuổi, cựu nhân viên làm việc tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản3 năm cho biết câu chuyện cụ ông xin lỗi khi bị “chém” cuốc xích lô 2,9 triệu đồng là một minh chứng về văn hóa của người Nhật. Thời gian sống tại đất nước Mặt trời mọc dạy anh nhiều điều, trong đó có văn hóa xin lỗi – cảm ơn. “Tàu điện ngầm đông quá, nếu mọi người va chạm vào nhau, người ta xin lỗi nhau. Một anh làm rớt chiếc dép trước mặt mình chẳng hạn, anh ấy muốn đi qua trước mặt mình để nhặt lại nó, anh ấy cũng nói lời xin lỗi trước. Mọi người luôn có ý thức sợ làm phiền, sợ ảnh hưởng tới người khác. Luôn luôn bắt đầu câu chuyện là hai lời xin lỗi – cảm ơn, cái cúi đầu. Những em bé nhỏ ở Nhật đã được giáo dụcrất nghiêm khắc về tinh thần này”, anh Sơn nói.
 
Anh Sơn hiện làm việc ở TP.HCM, đang là trưởng phòng tuyển dụng xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản, cho hay tinh thần biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi vẫn ảnh hưởng tích cực tới anh trong công việc, cuộc sống. Theo anh Sơn, khi mọi người hạ cái tôi của mình xuống, nói lời xin lỗi với những người bên cạnh, dù là người đi đường, hay đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, bằng tất cả sự chân thành, thì lời xin lỗi ấy sẽ hóa giải nhiều căng thẳng, mang lại môi trường làm việc tích cực hơn. “Giống như bạn đi đường, va chạm với xe máy hay taxi, đầu tiên hãy bước ra khỏi xe, nói lời xin lỗi với người ta một cách nhẹ nhàng nhất, thế là đã giảm được bao nhiêu nguy cơ gây ra ẩu đả, xung đột không đáng có”.
 
Còn anh Nguyễn Sơn Tùng, chủ Fanpage Lạc với những hình ảnh về cuộc sống, con người, văn hóa Nhật Bản hiểu rằng, người Nhật được giáo dục và quen với việc nhận trách nhiệm, do đó, câu chuyện một cụ ông dù là nạn nhân trong một vụ “chém” cuốc xích lô 2,9 triệu đồng vẫn nhận lỗi, sẽ không bất ngờ với nhiều người. Tuy nhiên, nó sẽ khiến mỗi chúng ta phải suy nghĩ. Lời xin lỗi đâu khó nói, nhưng tại sao nhiều người chọn cách im lặng, hoặc đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm?
 
 
THUÝ HẰNG