Chức vụ càng cao, càng dễ stress?
Tại môi trường làm việc, stress diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, càng giữ chức vụ, vị trí quan trọng thì càng dễ bị stress. Vậy làm sao để “quản lý” stress?
Chức vụ càng cao, càng dễ stress?
Tại môi trường làm việc, stress diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, càng giữ chức vụ, vị trí quan trọng thì càng dễ bị stress. Vậy làm sao để “quản lý” stress?
Đây là chia sẻ và câu hỏi được bà Lê Thị Tố Hải – chủ tịch Chương trình Giải thưởng Sức khỏe Việt Nam (VHA) đặt ra trong buổi trò chuyện với chủ đề “Corporate Wellness and Stress Management” (Quản lý sức khỏe và căng thẳng trong doanh nghiệp) vào chiều 30-7.
Bà Hải cho biết, hai tác nhân chính gây stress trong môi trường làm việc là mâu thuẫn cá nhân và khó chịu trong người.
Bên cạnh đó, nếu cá nhân ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc hay sự lộn xộn trong tổ chức cũng là “góp phần” gây ra stress.
Đối với những giữ chức vụ, vị trí cao như giám đốc, quản lý, trưởng phòng thì bị stress vì các quyết định, chiến lược kế hoạch, doanh thu…
Còn cấp nhân viên thì stress vì thời gian hạn hẹp của dự án, bế tắc ý tưởng, các mối quan hệ với đồng nghiệp…
Theo đó, mỗi khi stress hầu hết mọi người âm thầm chịu đựng để “trôi” qua. Nhưng thực tế, sự ức chế âm ỉ tồn tại chờ ngày bùng phát.
Vậy làm sao để “quản lý” sự căng thẳng, stress?
“Người càng giữ vị trí, chức vụ cao thì trách nhiệm, áp lực trong công việc càng cao hơn. Điều này sẽ thử thách khả năng chịu đựng của họ, và khi vượt qua khả năng chịu đựng thì họ dễ rơi vào stress, suy nghĩ tiêu cực” – bà Hải nói.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress. Trong số này có đến 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.
Ông Lý Trường Chiến – trưởng ban cố vấn VHA – cho hay stress là những áp lực, mệt mỏi, căng thẳng, không thể kiểm soát cảm xúc…
Mức độ stress có thể được đo lường một cách dễ dàng nhưng điều trị stress không hề đơn giản. Đặc biệt, stress lại có cơ chế “lây lan” đến người với người.
Để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc mà stress mang đến tại môi trường làm việc, bà Hải khuyến cáo các cấp lãnh đạo cần tìm hiểu nguyên nhân của stress để có những phương pháp quản lý sự căng thẳng, stress thích hợp để giúp bản thân và nhân viên luôn giữ được tinh thần bình an – hạnh phúc và thăng hoa trong công việc.
10 cách giảm áp lực trong công sở:
1 – Khen thưởng và công nhận ưu điểm đồng nghiệp.
2 – Hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp tình huống khó khăn.
3 – Đối xử công bằng, không thiên vị.
4 – Thiết lập mục tiêu rõ ràng, thực tế mong muốn và giữ trách nhiệm mọi người trong công việc.
5 – Lãnh đạo bằng ví dụ cụ thể.
6 – Phát triển môi trường làm việc an toàn.
7 – Khuyến khích sự tỉnh thức trong quan hệ đồng nghiệp.
8 – Chủ động thời gian làm việc linh động.
9 – Khuyến khích các hoạt động thể chất trong văn phòng.
10 – Đề ra kế hoạch hỗ trợ nhân viên.
Bà LÊ THỊ TỐ HẢI – chủ tịch Chương trình Giải thưởng Sức khỏe Việt Nam (VHA)
Giải thưởng Sức khoẻ Việt Nam (VHA) là giải thưởng đầu tiên tại Việt Nam vinh danh ngành sức khỏe theo tiêu chuẩn Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và chính thức được cấp phép bởi Tổng cục Thể dục Thể thao với sự tham gia của những chuyên gia, cố vấn đầu ngành.
Mục đích chính của giải thưởng VHA là nhằm đẩy mạnh phong trào sống khỏe trong doanh nghiệp, khuyến khích việc rèn luyện sức khoẻ của cộng đồng và xây dựng nền tảng cho một xã hội khoẻ mạnh, văn minh, thành công và hạnh phúc.