26/12/2024

Biển Đông nóng Hội thảo quốc tế Việt Nam học

TS Lưu Hồng Sơn cho rằng học giới Việt Nam cần tăng cường đối thoại khoa học với học giả Trung Quốc về đề tài này, tăng cường công bố quốc tế các công trình khoa học về chủ quyền biển đảo.

 

Biển Đông nóng Hội thảo quốc tế Việt Nam học

TS Lưu Hồng Sơn cho rằng học giới Việt Nam cần tăng cường đối thoại khoa học với học giả Trung Quốc về đề tài này, tăng cường công bố quốc tế các công trình khoa học về chủ quyền biển đảo.


 

Biển Đông nóng Hội thảo quốc tế Việt Nam học - Ảnh 1.

TS Lưu Hồng Sơn trình bày tham luận về Biển Đông - Ảnh: L.ĐIỀN

 

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư 2019 vừa diễn ra ngày 26-7 tại Đại học KHXH&NV TP.HCM là một dịp nữa để học giả trong nước và quốc tế cùng ngồi với nhau nhìn lại Việt Nam trong nhiều chiều kích.

Dù hội thảo chưa có sự góp mặt đông đảo của các học giả đến từ Âu, Mỹ nhưng 119 tham luận của các tác giả là chuyên gia của nhiều lĩnh vực trong nước và từ nhiều nền học thuật uy tín như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… cho thấy mức độ quan tâm của học giới các nước đến Việt Nam hiện nay.

Hội thảo Việt Nam học lần này xuất hiện tại tiểu ban “Lịch sử – xã hội Việt Nam” một tham luận về đề tài biển đảo của TS Lưu Hồng Sơn: Một số nghiên cứu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông liên quan đến Việt Nam. Đây là nội dung có tính thời sự, tác giả người Việt chọn cách tiếp cận từ phía các học giả Trung Quốc “đã viết gì” về Biển Đông liên quan đến chủ quyền của Việt Nam.

Trong khuôn khổ một tham luận, TS Lưu Hồng Sơn đã khảo sát các bài viết thể hiện quan điểm của bốn nhóm tác giả Trung Quốc: Vu Hướng Đông – Hác Hiểu Tĩnh, Lý Tuệ, Lư Huyên, Khương Dân Chân.

Theo đó, các học giả Trung Quốc có theo dõi tình hình học giới Việt Nam nghiên cứu về đề tài Biển Đông, thể hiện qua việc họ có đọc các tác giả Việt Nam nghiên cứu về đề tài này như Phạm Hoàng Quân, Trần Trường Thủy, Quốc Pháp, Phương Loan, Vũ Cao Phan…

GS.TS Lee Yung-lung (Lý Vĩnh Long) của Đại học Tịnh Nghi (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ rằng hiện nay học giới Trung Quốc cũng có nhiều thái độ về vấn đề Biển Đông và rằng tài liệu về đề tài này có rất nhiều nguồn từ Trung Quốc.

Phía Việt Nam có thể tiếp cận thông qua các nơi như Đại học Hạ Môn, Nam Kinh, Hải Nam và đặc biệt là các văn kiện liên quan đến chủ quyền Biển Đông từ thời Trung Hoa Dân Quốc mà hiện ông biết là Đài Loan còn lưu giữ rất nhiều.

TS Lưu Hồng Sơn cho rằng trước tình hình như vậy, học giới Việt Nam cần tăng cường đối thoại khoa học với học giả Trung Quốc về đề tài này, tăng cường công bố quốc tế các công trình khoa học về chủ quyền biển đảo.

Đặc biệt, ông Sơn còn đề xuất hai hướng tiếp cận quan trọng: “Yêu cầu tòa án quốc tế có biện pháp hữu hiệu, mạnh mẽ hơn trong việc xử lý các hoạt động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi sự ủng hộ, đồng tình của dân chúng trong nước và cộng đồng quốc tế, gây áp lực buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc ứng xử chung có văn minh về biển”.

Ở lĩnh vực lịch sử – xã hội, GS.TS Lee Yung-lung (Lý Vĩnh Long) trình bày đề tài “Một số công bằng phân phối ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” có sức nóng và nhiều gợi ý cho giới báo chí truyền thông.

Bởi ở đây, GS Lee đã mạnh dạn đặt vấn đề về công bằng trong phân phối tư liệu sản xuất, phúc lợi xã hội và lưu thông hàng hoá tại Việt Nam hiện nay. Ông thẳng thắn cho rằng một số doanh nghiệp “đã trở thành “những địa chủ thời hiện đại” về tài nguyên và tư liệu sản xuất, dẫn đến thao túng một phần rất lớn tư liệu sản xuất, mà đúng ra cần được minh bạch trong đấu thầu”.

Còn nhiều vấn đề như ngân hàng, câu chuyện nông thôn mới… được GS Lee đề cập, là gợi ý rất sâu để các nhà Việt Nam học trong nước tìm thấy một hướng tiếp cận lẽ ra là sở trường của mình về đề tài Việt Nam hiện thực.

 

 

 

LAM ĐIỀN