17/01/2025

Bệnh viện quá tải do bác sĩ ít, bệnh nhân nhiều

Đó là thực tế đang diễn ra tại các bệnh viện (BV) công của tỉnh Tây Ninh khiến người dân lo lắng khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế.

 

Bệnh viện quá tải do bác sĩ ít, bệnh nhân nhiều

Đó là thực tế đang diễn ra tại các bệnh viện (BV) công của tỉnh Tây Ninh khiến người dân lo lắng khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế.
 
 
 
 

Bác sĩ trực tại khoa cấp cứu BV đa khoa tỉnh Tây Ninh /// Ảnh: Giang Phương

Bác sĩ trực tại khoa cấp cứu BV đa khoa tỉnh Tây Ninh  Ảnh: Giang Phương

 

 
 
Tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Tây Ninh khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) vừa diễn ra mới đây, nhiều ý kiến lo ngại tình trạng trên khiến chất lượng khám chữa bệnh bị giảm sút. Vì vậy ngành y tế cần sớm có giải pháp.
 

Đầu tư vào y tế

 
Về giải pháp, ông Hoa Công Hậu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh cho biết thời gian qua, Sở chỉ đạo các BV trên địa bàn xây dựng chất lượng dịch vụ kỹ thuật chuyên môn phù hợp với mô hình bệnh tật đối với từng tuyến, từng BV.
 
 
Trong đó, tập trung phát triển các kỹ thuật phổ cập đối với tuyến huyện, xã; lựa chọn các khoa mũi nhọn, các kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật cao đối với tuyến tỉnh và một số BV tuyến huyện.
 
 
“Trong đó, triển khai đề án kỹ thuật cao BV vệ tinh tại BV Đa khoa tỉnh Tây Ninh nhằm kết nối, hỗ trợ chuyên môn giữa tuyến T.Ư (BV Chợ Rẫy-TP.HCM) và tuyến tỉnh (BV Đa khoa tỉnh), trước mắt về lĩnh vực tim mạch. Sau đó nếu điều kiện cho phép phát triển tiếp các chuyên ngành chấn thương chỉnh hình, ung bướu (nội khoa). Thời gian thực hiện: 2018 – 2020. Tổng mức đầu tư 81,51 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. BV Chợ Rẫy cũng đã tổ chức đào tạo cho các bác sĩ, điều dưỡng khoa Tim mạch của BV Đa khoa tỉnh; tổ chức chuyển giao kỹ thuật cấp cứu tim mạch, đặt máy tạo nhịp…”, ông Hậu cho hay.
 
 
Ngoài ra, dự án thiết lập hệ thống Hội chẩn y tế trực tuyến/từ xa (Telemedicine) hỗ trợ trao đổi thông tin (chủ yếu bằng hình ảnh) đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động giữa các BV trong tỉnh (hội chẩn trực tuyến, chỉ đạo phẫu thuật, cấp cứu, hội thảo, giao ban chuyên môn …). Thời gian thực hiện: 2018 – 2019. Tổng mức đầu tư: 17,95 tỉ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh.
 
Ông Hậu nhấn mạnh, tỉnh đang thực hiện Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến trên về hỗ trợ cho các BV tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”. Trong đó bao gồm các BV Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP.HCM, BV Thống Nhất mở các lớp đào tạo về siêu âm, phẫu thuật nội soi bụng; các buổi sinh hoạt khoa học, tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật chuyên môn như kỹ năng đọc CT Scanner, siêu âm Doppler, siêu âm đàn hồi vú – giáp, phẫu thuật nội soi bụng và niệu khoa, phẫu thuật điều trị sa sàn chậu…
 

Nâng mức bồi thường bác sĩ cử tuyển không nhận công tác

 
Còn tại Đồng Nai, câu chuyện bác sĩ (BS) cử tuyển đưa đi học nhưng khi tốt nghiệp lại từ chối nhận công tác được các đại biểu đưa ra chất vấn tại kỳ họp thứ 10, HĐND khóa IX diễn ngày 11 và 12.7 vừa qua.
 
 
Trả lời vấn đề này, BS Phan Huy Anh Vũ- Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, thời gian qua ngành y tế trong tỉnh ngày càng phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng. Nếu như năm 2016, tỷ lệ 1 BS/vạn dân là 7,2, thì đến năm 2018 tỉ lệ này đạt 8 BS/vạn dân. Dự kiến năm 2019 đạt 8,2 BS/vạn dân.
 
 
Về chương trình đào tạo BS cử tuyển, theo ký kết sau khi tốt nghiệp Sở Y tế sẽ phân bổ các BS này về các BV, trung tâm y tế trên địa bàn. Đến nay đưa đi đào tạo tổng cộng 336 BS, trong đó có 146 trường hợp đã tốt nghiệp nhưng có đến 36 BS từ chối nhận nhiệm vụ (chiếm tỉ lên 25%).
 
 
Để khắc phục tình trạng trên, BS Vũ cho rằng ngoài việc tăng cường quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho BS công tác, cử đi học chuyên khoa, trao dồi chuyên môn, thì cần xem xét nâng mức bồi thường lên cao. “Các em này không thiếu tiền nên sẵn sàng bỏ ra đền bù gấp 3 chi phí đào tạo. Tôi nghĩ sắp tới phải tăng múc đề bù lên gấp 5 lần. Hiện nay chi phí đào tạo mỗi em là khoảng 200 triệu đồng/6 năm, đền bù gấp 3 lần là khoảng 500 triệu đồng”, BS Vũ nói.
 
 
Sau khi lắng nghe giải trình của giám đốc Sở Y tế, Chủ tọa kỳ họp, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch Thường tịch HĐND tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến “không nên tập trung vào mức bồi thường 5 lần hay 10 lần, mà chủ yếu là phải có ràng buộc hết sức chặt chẽ về mặt pháp lý, vì đây là thỏa thuận để các em khi được cử đi học về chấp nhận nhận nhiệm vụ công tác”. Cũng theo ông Tuấn, quan trọng hơn là phải tạo môi trường làm việc cởi mở, hiệu quả để có thể chiêu hiền đãi sĩ trọng dụng nhân tài.
 
 
 
GIANG PHƯƠNG – LÊ LÂM