26/12/2024

Nụ cười của trẻ tự kỷ

340 trẻ tự kỷ đến từ nhiều nơi đã được hòa nhập và vui chơi trong “Ngày hội của các thiên thần 2”, do Mạng lưới tự kỷ Việt Nam, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM tổ chức ngày 15.6.

 

Nụ cười của trẻ tự kỷ

340 trẻ tự kỷ đến từ nhiều nơi đã được hòa nhập và vui chơi trong “Ngày hội của các thiên thần 2”, do Mạng lưới tự kỷ Việt Nam, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM tổ chức ngày 15.6.


 
 

Nụ cười của một thiên thần khi đang chơi trò chơi /// Hoàng Mỹ

Nụ cười của một thiên thần khi đang chơi trò chơi  HOÀNG MỸ

 

 
 
“Ngày hội của các thiên thần 2” năm nay đã diễn ra trong một không gian tràn ngập yêu thương và ấm áp, khi các trẻ tự kỷ có cơ hội thể hiện sự tự tin và phát huy mọi khả năng của mình. Đặt biệt, tham gia ngày hội, các em được giao lưu và cười nói thật nhiều trong các trò chơi vận động với các môn như: bơi lội, chạy, nhảy bao bố và chơi các trò chơi phát triển vận động… Ngoài ra, các em còn được trực tiếp tham gia biểu diễn văn nghệ cùng với các thầy cô và nghệ sĩ trên sân khấu, trước sự chứng kiến của cha mẹ và các bạn nhỏ.
 
Nụ cười của trẻ tự kỷ  - ảnh 1

Hình ảnh các bé đang thi chạy   HOÀNG MỸ

“Con làm được rồi, mẹ ơi”

Chị Ngọc Sương (ngụ ở đường Chợ Lớn, Q.6) có con trai gần 3 tuổi mắc chứng tự kỷ, đã đưa con đến tham gia rất sớm.
 
“Đây là lần đầu tham gia chương trình với mong muốn con tôi có thể hoà nhập. Tôi hy vọng con mình được học chung với trẻ em bình thường khác để sớm biết nói. Tôi đã cho con học trường thường, nhưng sau 1 tuần thì bị trả về vì con tôi khác biệt quá”, chị Sương nghẹn ngào nói.
 
Tại đây, trẻ tự kỷ được tình nguyện viên, giáo viên và cha mẹ theo sát để hướng dẫn tham gia những trò chơi. Khi hoàn thành được một trò chơi nào đó, các em vô cùng phấn khích và hào hứng. Một bé trai đang chăm chú chơi trò phóng phi tiêu đã reo lên: “Con làm được rồi, mẹ ơi”.

“Em thích đi học lắm”

Một bé trai tiến đến xin các cô cho chơi cùng với các em nhỏ ở khu vực nặn đất sét. Bé trai nói rành mạch: “Em muốn chơi đất sét”. Được biết, em tên Khoa Năng Đạt (15 tuổi), ngụ Q. Bình Thạnh, đang học tại một trường công lập Q.3. 15 tuổi nhưng mới học lớp 8 vì năm nay em bị học lại.
 
Bất ngờ hơn, Đạt chia sẻ sắp được đi Singapore tham gia chương trình Thế Vận Hội dành cho người thiểu năng để thuyết trình trước đám đông.
 
Lê Phương Nguyên (người giám hộ của Đạt) hiện đang là tình nguyện viên tại Thế Vận Hội dành cho người thiểu năng tại Việt Nam, nói: “Khi cha mẹ có việc bận, Đạt có thể tự bắt xe ôm đi thi đấu. Đạt rất thích chơi thể thao, mỗi tuần em dành ra 3 ngày để bơi và 3 ngày để chơi bóng đá. Đạt vừa giành được huy chương đồng vào sáng sớm nay”.
 
 
Nụ cười của trẻ tự kỷ  - ảnh 3

Các bé đang chơi trò cắt giấy khéo tay  HOÀNG MỸ

 

Tại ngày hội cũng có gian hàng gây quỹ bán những sản phẩm do trẻ tự kỷ làm ra, thu hút đông đảo khách tham quan lựa chọn. Mỗi sản phẩm là một niềm hy vọng của các em đồng thời cũng mang ý nghĩa nhân văn dành cho cuộc sống.
 
Lê Phương Nguyên chia sẻ: “Có nhiều trẻ tự kỷ đã tự tin hơn rất nhiều, tự chăm sóc bản thân, tự tổ chức các hoạt động gây quỹ từ thiện. Khi tham gia những chương trình này, mình không chỉ giúp ích cho cộng đồng, xã hội mà còn học hỏi được thêm từ ý chí và nghị lực của các em”. 
 
Nụ cười của trẻ tự kỷ  - ảnh 4

Bé chơi trò lắc banh vào lỗ  HOÀNG MỸ

 

 

Nụ cười của trẻ tự kỷ  - ảnh 5

Một “thiên thần” đang chơi bắt banh   HOÀNG MỸ

 

Nụ cười của trẻ tự kỷ  - ảnh 6

Khoa Năng Đạt (trẻ tự kỷ) đang tự hào về thành tích đạt huy chương đồng về môn bơi lội

 
HOÀNG MỸ