27/12/2024

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh ở trẻ nhỏ

Sáng 11.6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch và tập huấn an toàn tiêm chủng.

 

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh ở trẻ nhỏ

Sáng 11.6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch và tập huấn an toàn tiêm chủng.
 
 
 
 

Cần tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ em /// ẢNH: DUY TÍNH

Cần tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ em   ẢNH: DUY TÍNH

 
 
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết ở một số quốc gia dịch bệnh tăng đến 300% do không tiêm chủng. Do vậy, cần giám sát chặt chẽ dịch bệnh trong nước, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để; triển khai hiệu quả phòng dịch chủ động bằng tiêm vắc xin và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin tại các vùng nguy cơ cao.
 
Hiện nay, bên cạnh bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, thì viêm màng não khiến trẻ em đang nằm viện rất nhiều.
 
Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở y tế cần chú trọng công tác điều trị, trong đó cần phân loại, tránh nhiễm chéo, tránh quá tải trầm trọng tại bệnh viện (BV)…
 
Trả lời Thanh Niên, PGS-TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, cho biết số ca mắc viêm não/màng não đang nhập viện tăng và hầu hết là nặng. Hiện BV có 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản đang điều trị và từ đầu năm đến nay khoảng 20 ca viêm não Nhật Bản nhập viện trong tình trạng nặng. Đây là bệnh đã có vắc xin, nhưng các trường hợp mắc đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.
 
Trong khi đó, mùa nắng nóng như hiện nay cho đến tháng 9 – 10 là thời điểm tăng các ca viêm não Nhật Bản. 50% các ca mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng ở mức độ khác nhau như vận động yếu, hạn chế nhận thức… ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ. Hiện BV cũng có 40 ca mắc sởi nặng, bội nhiễm.
 
Liên quan hoạt động tiêm chủng mở rộng vắc xin “5 trong 1” ComBE Five – ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B, TP.HCM triển khai tiêm từ giữa tháng 2.2019 và đến nay đã tiêm 29.408 liều, chỉ đạt khoảng 5% tổng số trẻ cần tiêm. Trong khi đó, có đến 70% trẻ được tiêm chủng vắc xin “5 trong 1” và “6 trong 1” dịch vụ.
 
Vẫn còn khoảng 16.269 trẻ em sinh từ tháng 6.2018 – 3.2019 (chiếm tỷ lệ 25%) vẫn chưa được tiêm chủng. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh BV Nhi đồng 1, cảnh báo nếu số trẻ này không được tiêm đầy đủ thì 2 – 3 năm sau sẽ phát sinh hậu quả, các loại bệnh này sẽ bùng phát.
 
PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết các địa phương đang khẩn trương rà soát và tổ chức tiêm bù cho các trẻ đến lịch chưa tiêm, tiêm chưa đủ vắc xin “5 trong 1” trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
 
 
 
LIÊN CHÂU – DUY TÍNH