24/12/2024

Đã đến lúc ứng xử với đường như thuốc lá?

Những lo ngại về ảnh hưởng xấu của đồ ăn, thức uống có đường tới sức khoẻ con người, đặc biệt trẻ nhỏ, ngày càng gia tăng tại các nước.

 

Đã đến lúc ứng xử với đường như thuốc lá?

Những lo ngại về ảnh hưởng xấu của đồ ăn, thức uống có đường tới sức khoẻ con người, đặc biệt trẻ nhỏ, ngày càng gia tăng tại các nước.


 

Đã đến lúc ứng xử với đường như thuốc lá? - Ảnh 1.

Những túi bánh kẹo có bao bì sặc sỡ, bắt mắt luôn là thứ “níu chân” nhiều khách hàng khi đi siêu thị – Ảnh: REUTERS

 

Từ thực tế này, Viện Nghiên cứu chính sách công (IPPR), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại London, Anh, mới đây đề xuất cần phải yêu cầu nhà sản xuất làm bao bì trơn, kém bắt mắt với các thực phẩm có đường để giảm sức “hấp dẫn” của chúng.

Theo Đài BBC, ông Tom Kibasi, giám đốc IPPR, tin rằng cách này sẽ tạo khác biệt thực sự. “Bao bì trơn sẽ giúp chúng ta có những lựa chọn tốt hơn và giảm bớt những phiền phức vì sự năn nỉ ỉ ôi của trẻ với các phụ huynh bận rộn”, ông nói.

Không chỉ mong muốn hiện thực hóa khuyến nghị này, người đứng đầu IPPR cũng kỳ vọng chính quyền áp dụng thêm các biện pháp khác, trong đó có việc cấm quảng cáo thức ăn nhanh.

Tất cả những khuyến nghị của IPPR cho thấy các nhà nghiên cứu chính sách công của Anh đang muốn chính quyền sớm có biện pháp hạn chế đồ ngọtgiống như những gì đã từng làm để hạn chế hút thuốc lá.

Tại Anh, từ năm 2007 đã áp dụng luật cấm hút thuốc. Một thập kỷ sau đó, nước này công bố quy định sử dụng bao bì in trơn để giảm độ thu hút với người dùng.

Riêng với thực phẩm có đường, từ tháng 4-2018 Anh cũng đã đánh thuế với nước ngọt. Hiện thế giới mới chỉ có một số ít nước có loại thuế tương tự là Mexico, Pháp và Na Uy.

Khuyến nghị in bao bì không màu mè, bắt mắt với thực phẩm có đường được cho là động thái quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến với đường mà giới nghiên cứu chính sách công ở Anh mong muốn áp dụng.

 

D.KIM THOA