12/01/2025

Phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Đôt quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với những người trên 60 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 đối với những người từ 15 – 59 tuổi.

 

Phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Đôt quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với những người trên 60 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 đối với những người từ 15 – 59 tuổi. 

 
 

 /// Shutterstock
Shutterstock

 
 
Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thương tật vĩnh viễn, tiến sĩ Gary Bernardini, Chủ nhiệm Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Nữ hoàng New York-Presbyterian (Mỹ), cho biết.
 
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị cắt đứt. Khi đột quỵ xảy ra, các tế bào não ở khu vực ngay lập tức bắt đầu chết vì chúng không còn nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động.
 
Có nhiều cách có thể giảm nguy cơ, bắt đầu bằng kiểm soát huyết áp.
Sau đây, tiến sĩ Bernardini cung cấp một số mẹo để phòng ngừa đột quỵ, theo Health Day.

1. Ổn định huyết áp

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ lớn nhất. Vì vậy, hãy luôn theo dõi huyết áp của bạn và nếu nó tăng cao, hãy gặp bác sĩ để có kế hoạch hạ huyết áp.

2. Duy trì cân nằng khỏe mạnh

Thật thông minh để duy trì cân nặng khỏe mạnh và có chế độ ăn uống lành mạnh. Nghĩa là giảm lượng muối, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, ăn nhiều khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày và ăn ngũ cốc nguyên hạt, theo Health Day.

3. Thường xuyên tập thể dục

Cùng với kiểm soát cân nặng và hạ huyết áp, tập thể dục là một cách giảm nguy cơ đột quỵ. Cố gắng tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần, tiến sĩ Bernardini lưu ý.

4. Hạn chế uống rượu

Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu. Uống nhiều hơn 1 – 2 ly mỗi ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

5. Không hút thuốc

Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá. Những người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ tăng gần 4 lần, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
 
Hoạt động thể chất thường xuyên, biết được mức huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu sẽ giúp bạn hiểu về sức khoẻ của mình và biết cần làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ.

6. Tìm hiểu về tiền sử đột quỵ của gia đình

Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ lên kế hoạch phòng ngừa. Bạn cũng nên biết các dấu hiệu của đột quỵ và tìm cách điều trị ngay lập tức nếu chúng xảy ra, Bernardini nhấn mạnh.
 
Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp nghiêm trọng, và thời gian là điều cốt yếu để điều trị thành công, ông nói trong một thông cáo báo chí.
 
Bằng cách nhận biết và nhanh chóng phản ứng ngay lập tức với các dấu hiệu của đột quỵ, có thể cứu sống và tăng cường cơ hội phục hồi và phục hồi thành công cho bệnh nhân.
 
Điều làm cho các triệu chứng đột quỵ khác biệt là khởi phát đột ngột của chúng.
 
Để nhận biết và phản ứng với đột quỵ, hãy nhớ các dấu hiệu sau: gục mặt, khó nói, rã rời tay, và thời gian là vàng – cấp cứu càng sớm càng tốt, theo Health Day.
 
– Đột ngột tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân – đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
– Đột nhiên bối rối hoặc khó nói hoặc khó hiểu.
– Khó nhìn đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
– Đột ngột gặp khó khăn khi đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp ác động tác.
– Đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
 
Người bên cạnh nên nhận biết các dấu hiệu trên và có hành động kịp thời.
Hãy ghi nhớ: Đột ngột không thể nói được, hoặc không thể cử động một cánh tay hoặc một bên chân, hoặc bị liệt một bên mặt – hãy gọi cấp cứu ngay lập tức!
 
 
THIÊN LAN