Bộ tranh gây sốc: Động vật sẽ nói gì nếu trò chuyện với con người?
Con người lấy vi cá mập để chế biến món ăn, lấy sừng tê giác để chữa ‘bách bệnh’ hay đấu bò tót để thoả niềm vui… tất cả đều khiến các con vật phải chịu đựng đau đớn. Nếu các con vật này biết nói, tâm sự của chúng chắc làm chúng ta đau lắm!
Bộ tranh gây sốc: Động vật sẽ nói gì nếu trò chuyện với con người?
Con người lấy vi cá mập để chế biến món ăn, lấy sừng tê giác để chữa ‘bách bệnh’ hay đấu bò tót để thoả niềm vui… tất cả đều khiến các con vật phải chịu đựng đau đớn. Nếu các con vật này biết nói, tâm sự của chúng chắc làm chúng ta đau lắm!Nhiều người xem chó, mèo, cá heo và những động vật khác là những người bạn không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế, những người yêu động vật và các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật hoang dã đang ra sức cứu nhiều loài lâm nguy trước những bàn tay hủy diệt không có điểm dừng.
Harambe – một trang Facebook lấy tên gọi từ con khỉ đột ở vườn thú Mỹ bị bắn chết gây tranh cãi hồi năm 2016 – vừa qua đã chia sẻ một bộ ảnh xúc động nói về nỗi khổ của các con vật.
Tính đến ngày 16-5, bài đăng đã nhận được 32.000 lượt thích, 271.000 lượt chia sẻ và hàng ngàn bình luận.
Những hình ảnh cho thấy cá mập, voi, cá heo, bò tót… rơi nước mắt cùng những lời nói thay cho chúng đã truyền đi thông điệp tích cực về việc bảo vệ động vật quanh chúng ta.
“Những bức họa và những thông điệp tuyệt vời!”, “Thông điệp thật mạnh mẽ!”, “Thật tuyệt! Tôi yêu bộ ảnh này”… là một số bình luận của người dùng Facebook về các hình ảnh trên.
Theo bạn, những động vật này sẽ kể gì về nỗi khổ của chúng khi chúng biết nói giống như con người?
Một số người dùng Facebook bình luận về bức ảnh này: “Hãy ngừng ngay những trận đấu bò”, “Nếu con người muốn đấu thì hãy tự đấu với nhau đi. Động vật vốn vô tội!”…
Tê giác: “Này con người! Xin trả lại sừng của tôi”.
Tài khoản Facebook tên Musa Sano bình luận bên dưới bức ảnh này: “Sự kết thúc (của loài người) đang cận kề vì hầu hết động vật hiện bên bờ tuyệt chủng, không khí và đại dương thì bị ô nhiễm, còn cây cối đều bị chặt phá. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp nữa đây? Sẽ còn lại những gì?”.
Những người tốt yêu và bảo vệ động vật
Tuần này, Đài ABC (Úc) cho biết thủ đô Canberra và khu vực Lãnh thổ thủ đô Úc (ACT) đang đề xuất công nhận thú cưng và các động vật khác là “những sinh vật có tri giác”. Những sửa đổi này đối với với Đạo luật quyền lợi động vật (AWA) sẽ được đưa ra hội đồng lập pháp ở Canberra xem xét.
Nếu được thông qua, đây sẽ là đạo luật đầu tiên thuộc loại này ở Úc công nhận động vật có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh chúng. Theo những sửa đổi được đề xuất, nếu người sở hữu thú cưng nhốt con vật trong lồng quá nhỏ hoặc không cho chúng đi lại xung quanh tối thiểu 2 giờ/ngày, họ có thể bị phạt lên tới 4.000 USD.
Hồi đầu tháng 4, Hội đồng thành phố Jeongeup ở tỉnh Jeolla Bắc, tây nam Hàn Quốc cũng cho biết họ đã quyết định không dành khoản ngân sách bổ sung 114 triệu won (100.000 USD) để tổ chức lễ hội đấu bò có lịch sử 23 năm tuổi tại đây trước áp lực từ các nhóm bảo vệ động vật.
Theo báo Korea Times, các nhóm hoạt động vì quyền động vật địa phương cho rằng đấu bò là một hành động ngược đãi động vật núp dưới danh nghĩa truyền thống văn hóa và do đó phải được ngăn chặn.
Tê giác, voi quỳ ‘kêu cứu’ ở sân chùa Vĩnh Nghiêm, Minh Đăng Quang
TTO – Tổ chức vì môi trường CHANGE và WildAid tại Việt Nam vừa thực hiện một chiến dịch kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã mang tên: Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ vừa được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP. HCM)