ĐTC gặp các linh mục và gia đình, và các tu sĩ tại Bắc Macedonia
Chương trình làm việc dày đặc của ĐTC trong ngày thứ ba của chuyến tông du Bulgaria và Bắc Macedonia kết thúc với cuộc gặp các linh mục, gia đình của họ, và tu sĩ lúc 5 giờ chiều tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Skopje.
ĐTC gặp các linh mục và gia đình, và các tu sĩ tại Bắc Macedonia
Chương trình làm việc dày đặc của ĐTC trong ngày thứ ba của chuyến tông du Bulgaria và Bắc Macedonia kết thúc với cuộc gặp các linh mục, gia đình của họ, và tu sĩ lúc 5 giờ chiều tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Skopje.
Tại nhà thờ chính toà, ĐTC được chào đón bởi Đức Giám mục của Skopje, các linh mục, gia đình của họ và các tu sĩ. ĐTC nghe chứng từ của một linh mục thuộc nghi lễ bizantine và gia đình. Sau đó là chứng từ của một linh mục thuộc nghi lễ Latinh, và cuối cùng là chứng từ của một nữ tu. Sau khi nghe các chứng từ, ĐTC có một bài huấn dụ dành cho những người hiện diện.
ĐTC nói: Giáo hội đang thở bằng hai lá phổi – nghi lễ Latinh và nghi lễ Byzantine – để hít đầy không khí luôn mới và tái tạo của Chúa Thánh Thần. Hai lá phổi cần thiết và bổ sung cho nhau giúp cảm nếm tốt hơn vẻ đẹp của Chúa. Chúng ta biết ơn vì cơ hội được thở cùng nhau, với hai lá phổi đầy tràn, cùng với ơn lành mà Chúa ban cho chúng ta.
Tôi cảm ơn anh chị em về những chứng tá đời sống của anh chị em. Khi tôi lắng nghe anh chị em, tôi nhớ đến hình ảnh Maria lấy dầu thơm đổ lên chân Chúa và lấy tóc mà lau. Thánh sử kết luận rằng “cả nhà sực mùi thơm” (Ga 12,3). Dầu thơm toả khắp và tạo nên một dấu ấn không lẫn vào đâu được.
Với hình ảnh Tin Mừng này, không ít lần chúng ta thấy cần phải tính toán: chúng ta khởi đầu với việc xem xét mình có bao nhiêu… và thấy rằng có rất ít; phương tiện chúng ta có rất ít; sau đó chúng ta thấy số lượng nhà cửa và công việc này khác cần hỗ trợ thì lại quá nhiều… Chúng ta tiếp tục một danh sách dài những hoàn cảnh mà mình kinh nghiệm về sự bấp bênh trước những gì mình có trong tay để thi hành sứ mạng được trao phó. Khi làm việc tính toán này thì dường như bản dự toán chạm đến “vạch đỏ”.
Điều đó đúng, Chúa nói với chúng ta: “Khi xây một cây tháp thì phải ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng hoàn thành.” (Lc 14,29). Tuy nhiên, việc “tính toán” có thể làm cho chúng ta rơi vào cám dỗ nhìn vào chính mình, vào thực tại và sự khốn khó của mình. Như thế, có thể chúng ta giống hai môn đệ trên đường Emmaus, loan báo trên môi miệng, trong khi con tim chúng ta đóng lại trong im lặng của sự thất vọng tinh tế, cản trở không cho phép chúng ta lắng nghe người đi bên cạnh và là nguồn vui và phấn khởi của chúng ta.
Việc “tính toán” giúp chúng ta khám phá và gần gũi nhiều cuộc sống và hoàn cảnh mỗi ngày: những gia đình không có khả năng đi tới, người già, người cô đơn, người bệnh, người trẻ buồn và không tương lai, người nghèo. Họ giúp chúng ta nhớ mình là ai: một Giáo hội của những người hành khất cần lòng thương xót của Chúa. Việc “tính toán” chỉ hợp thức nếu nó cho phép chúng ta liên đới, quan tâm, thấu hiểu và gần gũi với những anh chị em đang cần đến dầu nâng họ lên và chữa lành niềm hy vọng của họ.
Mảnh đất này đã cho thế giới và Giáo hội, nơi Mẹ Têrêsa, một dấu chỉ cụ thể về làm sao một con người nhỏ bé, được Chúa xức dầu, lại có thể thẩm thấu mọi thứ, khi mùi hương các Mối Phúc toả trên đôi chân mệt mỏi của nhân loại chúng ta. Bao nhiêu người đã được an ủi bởi sự dịu dàng từ cái nhìn dịu dàng của Mẹ, được mang lại hy vọng. Được an ủi, những người bị lãng quên nhất cảm thấy họ không bị Chúa quên lãng! Lịch sử được viết bởi những con người như thế, những người không ngại dành cả cuộc đời cho tình yêu: mỗi khi con làm điều đó cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là con làm cho chính ta (x. Mt 25,40). Những lời của Thánh Têrêsa Benedetta Thập giá chứa đựng bao nhiêu sự khôn ngoan: “Chắc chắn, những sự kiện quyết định của lịch sử thế giới được ảnh hưởng chính yếu bởi những linh hồn không được nói đến trong các sách lịch sử. Và những linh hồn mà chúng ta phải cảm ơn vì những sự kiện quyết định trong đời sống cá nhân chúng ta, đó là điều mà chúng ta sẽ chỉ biết vào ngày mà tất cả những điều ẩn giấu sẽ được tiết lộ.”
Nhiều lần chúng ta nuôi dưỡng suy tưởng rằng mọi thứ sẽ khác nếu mình mạnh mẽ, quyền lực và có ảnh hưởng. Nhưng đó không phải là bí quyết của sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng của chúng ta.
Nhiều lần chúng ta tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, các cuộc họp, thảo luận và chương trình để giữ lấy lối tiếp cận, nhịp điệu, viễn tượng không những không cuốn hút người khác mà còn không thể mang lại một chút mùi hương Tin Mừng để an ủi và mở ra những cánh cửa hy vọng. Lời của Mẹ Teresa rất đúng: “Những gì không hữu ích cho tôi, nó đè nặng tôi!”
Những lời chứng của anh chị em tương tự với “mùi hương Tin Mừng” của các cộng đoàn đầu tiên. Chúng ta biết rằng trong Tân Ước, chúng ta nói về “Hội thánh gặp gỡ trong nhà” (x. 1 Cr 16,19; Rm 16,5; Cl 4,15; Flm 2). Không gian sống của một gia đình có thể được biến thành một nhà thờ tại gia, nơi cư ngụ của Thánh Thể, và Chúa Kitô hiện diện nơi bàn ăn.
Tôi luôn thích nghĩ mỗi gia đình là một “hình ảnh của gia đình Nazareth với cuộc sống hằng ngày được tạo nên từ sự mệt mỏi và cả những cơn ác mộng, như khi gia đình ấy phải chịu cơn bạo tàn không thể hiểu nỗi của Hêrôđê, một kinh nghiệm bi thảm vẫn còn lặp lại ngày nay ở rất nhiều gia đình tị nạn khốn khổ và đói rách”.
Cuối cùng một lần nữa ĐTC cảm ơn về cơ hội gặp gỡ này để được hít thở sâu. Và ngài xin Thánh Thần không ngừng làm mới mỗi người trong sứ mạng.
Cuối cùng, ĐTC đọc Kinh Lạy Cha với những người tham dự và ban phép lành cho họ.
Trước khi rời nhà thờ chính toà, ĐTC làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Đền thờ Thánh Phaolô. Sau đó, ĐTC ra phi trường Skopje của Bắc Macedonia để trở về Roma tại phi trường Ciampino trong 2 giờ bay. Kết thúc chuyến thăm 3 ngày Bulgaria và Bắc Macedonia.
Tại nhà thờ chính toà, ĐTC được chào đón bởi Đức Giám mục của Skopje, các linh mục, gia đình của họ và các tu sĩ. ĐTC nghe chứng từ của một linh mục thuộc nghi lễ bizantine và gia đình. Sau đó là chứng từ của một linh mục thuộc nghi lễ Latinh, và cuối cùng là chứng từ của một nữ tu. Sau khi nghe các chứng từ, ĐTC có một bài huấn dụ dành cho những người hiện diện.
ĐTC nói: Giáo hội đang thở bằng hai lá phổi – nghi lễ Latinh và nghi lễ Byzantine – để hít đầy không khí luôn mới và tái tạo của Chúa Thánh Thần. Hai lá phổi cần thiết và bổ sung cho nhau giúp cảm nếm tốt hơn vẻ đẹp của Chúa. Chúng ta biết ơn vì cơ hội được thở cùng nhau, với hai lá phổi đầy tràn, cùng với ơn lành mà Chúa ban cho chúng ta.
Tôi cảm ơn anh chị em về những chứng tá đời sống của anh chị em. Khi tôi lắng nghe anh chị em, tôi nhớ đến hình ảnh Maria lấy dầu thơm đổ lên chân Chúa và lấy tóc mà lau. Thánh sử kết luận rằng “cả nhà sực mùi thơm” (Ga 12,3). Dầu thơm toả khắp và tạo nên một dấu ấn không lẫn vào đâu được.
Với hình ảnh Tin Mừng này, không ít lần chúng ta thấy cần phải tính toán: chúng ta khởi đầu với việc xem xét mình có bao nhiêu… và thấy rằng có rất ít; phương tiện chúng ta có rất ít; sau đó chúng ta thấy số lượng nhà cửa và công việc này khác cần hỗ trợ thì lại quá nhiều… Chúng ta tiếp tục một danh sách dài những hoàn cảnh mà mình kinh nghiệm về sự bấp bênh trước những gì mình có trong tay để thi hành sứ mạng được trao phó. Khi làm việc tính toán này thì dường như bản dự toán chạm đến “vạch đỏ”.
Điều đó đúng, Chúa nói với chúng ta: “Khi xây một cây tháp thì phải ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng hoàn thành.” (Lc 14,29). Tuy nhiên, việc “tính toán” có thể làm cho chúng ta rơi vào cám dỗ nhìn vào chính mình, vào thực tại và sự khốn khó của mình. Như thế, có thể chúng ta giống hai môn đệ trên đường Emmaus, loan báo trên môi miệng, trong khi con tim chúng ta đóng lại trong im lặng của sự thất vọng tinh tế, cản trở không cho phép chúng ta lắng nghe người đi bên cạnh và là nguồn vui và phấn khởi của chúng ta.
Việc “tính toán” giúp chúng ta khám phá và gần gũi nhiều cuộc sống và hoàn cảnh mỗi ngày: những gia đình không có khả năng đi tới, người già, người cô đơn, người bệnh, người trẻ buồn và không tương lai, người nghèo. Họ giúp chúng ta nhớ mình là ai: một Giáo hội của những người hành khất cần lòng thương xót của Chúa. Việc “tính toán” chỉ hợp thức nếu nó cho phép chúng ta liên đới, quan tâm, thấu hiểu và gần gũi với những anh chị em đang cần đến dầu nâng họ lên và chữa lành niềm hy vọng của họ.
Mảnh đất này đã cho thế giới và Giáo hội, nơi Mẹ Têrêsa, một dấu chỉ cụ thể về làm sao một con người nhỏ bé, được Chúa xức dầu, lại có thể thẩm thấu mọi thứ, khi mùi hương các Mối Phúc toả trên đôi chân mệt mỏi của nhân loại chúng ta. Bao nhiêu người đã được an ủi bởi sự dịu dàng từ cái nhìn dịu dàng của Mẹ, được mang lại hy vọng. Được an ủi, những người bị lãng quên nhất cảm thấy họ không bị Chúa quên lãng! Lịch sử được viết bởi những con người như thế, những người không ngại dành cả cuộc đời cho tình yêu: mỗi khi con làm điều đó cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là con làm cho chính ta (x. Mt 25,40). Những lời của Thánh Têrêsa Benedetta Thập giá chứa đựng bao nhiêu sự khôn ngoan: “Chắc chắn, những sự kiện quyết định của lịch sử thế giới được ảnh hưởng chính yếu bởi những linh hồn không được nói đến trong các sách lịch sử. Và những linh hồn mà chúng ta phải cảm ơn vì những sự kiện quyết định trong đời sống cá nhân chúng ta, đó là điều mà chúng ta sẽ chỉ biết vào ngày mà tất cả những điều ẩn giấu sẽ được tiết lộ.”
Nhiều lần chúng ta nuôi dưỡng suy tưởng rằng mọi thứ sẽ khác nếu mình mạnh mẽ, quyền lực và có ảnh hưởng. Nhưng đó không phải là bí quyết của sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng của chúng ta.
Nhiều lần chúng ta tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, các cuộc họp, thảo luận và chương trình để giữ lấy lối tiếp cận, nhịp điệu, viễn tượng không những không cuốn hút người khác mà còn không thể mang lại một chút mùi hương Tin Mừng để an ủi và mở ra những cánh cửa hy vọng. Lời của Mẹ Teresa rất đúng: “Những gì không hữu ích cho tôi, nó đè nặng tôi!”
Những lời chứng của anh chị em tương tự với “mùi hương Tin Mừng” của các cộng đoàn đầu tiên. Chúng ta biết rằng trong Tân Ước, chúng ta nói về “Hội thánh gặp gỡ trong nhà” (x. 1 Cr 16,19; Rm 16,5; Cl 4,15; Flm 2). Không gian sống của một gia đình có thể được biến thành một nhà thờ tại gia, nơi cư ngụ của Thánh Thể, và Chúa Kitô hiện diện nơi bàn ăn.
Tôi luôn thích nghĩ mỗi gia đình là một “hình ảnh của gia đình Nazareth với cuộc sống hằng ngày được tạo nên từ sự mệt mỏi và cả những cơn ác mộng, như khi gia đình ấy phải chịu cơn bạo tàn không thể hiểu nỗi của Hêrôđê, một kinh nghiệm bi thảm vẫn còn lặp lại ngày nay ở rất nhiều gia đình tị nạn khốn khổ và đói rách”.
Cuối cùng một lần nữa ĐTC cảm ơn về cơ hội gặp gỡ này để được hít thở sâu. Và ngài xin Thánh Thần không ngừng làm mới mỗi người trong sứ mạng.
Cuối cùng, ĐTC đọc Kinh Lạy Cha với những người tham dự và ban phép lành cho họ.
Trước khi rời nhà thờ chính toà, ĐTC làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Đền thờ Thánh Phaolô. Sau đó, ĐTC ra phi trường Skopje của Bắc Macedonia để trở về Roma tại phi trường Ciampino trong 2 giờ bay. Kết thúc chuyến thăm 3 ngày Bulgaria và Bắc Macedonia.
Văn Yên, SJ