28/11/2024

7 lầm tưởng về giấc ngủ đã được làm sáng tỏ

Kết hợp kết quả của hơn 8.000 trang web, các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Trung tâm Y tế Langone ở New York (Mỹ) đã xác thực những lầm tưởng phổ biến nhất về giấc ngủ.

 

7 lầm tưởng về giấc ngủ đã được làm sáng tỏ

Kết hợp kết quả của hơn 8.000 trang web, các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Trung tâm Y tế Langone ở New York (Mỹ) đã xác thực những lầm tưởng phổ biến nhất về giấc ngủ.


 
 
 

 /// Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

 
 
Sau đó họ trình bày cho các chuyên gia y tế về những sự thật đúng đắn về giấc ngủ.
Kết quả nghiên cứu của họ đã được công bố và một số lầm tưởng đã được làm sáng tỏ, theo Health Notes.

Lầm tưởng số 1: Người lớn cần ngủ nhiều nhất 5 tiếng mỗi đêm

Đây là tuyên bố vô lý nhất được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Mọi người thực sự nên ngủ từ 7 đến 10 giờ mỗi đêm, tùy theo lứa tuổi.
 
Tuy nhiên, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ ước tính rằng 1/3 dân Mỹ ngủ ít hơn 7 giờ một đêm.
 
Theo thống kê của Ngày Quốc tế về Giấc ngủ, thiếu ngủ đe doạ sức khoẻ của hơn 45% dân số thế giới: tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cân, trầm cảm, tiểu đường …

Lầm tưởng số 2: Ngủ thiếp đi mọi lúc, mọi nơi là một điều tốt

Thực tế, điều này là không đúng. Theo nghiên cứu, ngủ ngay, ngủ gà ngủ gật, ngủ lăn lóc ở bất cứ nơi nào là dấu hiệu cơ thể liên tục thiếu ngủ và tận dụng mọi cơ hội để cố gắng bù đắp cho giấc ngủ bị thiếu hụt.

Lầm tưởng số 3: Uống rượu trước khi đi ngủ giúp dễ ngủ

Rượu có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ.
Thực tế, rượu hỗ trợ giấc ngủ trong các giai đoạn ngủ chưa sâu, chứ không mang lại một giấc ngủ chất lượng cho cả đêm và cũng không mang lại cảm giác sảng khoái vào sáng hôm sau.

Lầm tưởng số 4: Tôi không ngủ được? Dù sao tôi vẫn ở trên giường

Đếm cừu để ngủ khi không ngủ được? Điều này không được các chuyên gia khuyên, đừng nằm trên giường khi bạn không thể ngủ được.
 
Nếu cứ ở trên giường, não sẽ dần dần liên kết giường với chứng mất ngủ, nghiên cứu cho biết. Thường mất khoảng 15 phút để chìm vào giấc ngủ. Nếu quá thời gian này mà vẫn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường, mở đèn mờ mờ và làm gì đó thư giãn, dần dần sẽ buồn ngủ lại, theo Health Notes.

Lầm tưởng số 5: Xem TV trên giường giúp thư giãn

Nhiều người có thói quen xem TV trên giường, trước khi ngủ. Tuy nhiên, việc này không giúp thư giãn hoặc làm dễ ngủ.
 
Màn hình phát ra ánh sáng xanh chỉ định cho não tín hiệu bắt đầu buổi sáng, để bắt đầu một ngày mới. Nên tránh ánh sáng xanh này vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì chúng ngăn chặn việc sản xuất melatonin, hoóc môn gây ngủ.

Lầm tưởng số 6: Nút “báo lại” của báo thức chỉ là chuyện nhỏ!

Ai dám nói rằng chưa bao giờ nhấn nút “báo lại” để đẩy lùi báo thức thêm 5 phút nữa? Đây là một thói quen rất xấu, theo các nhà nghiên cứu. Lí do là khi ấn nút “báo lại”, cơ thể có thể quay trở lại giấc ngủ và bắt đầu lại một chu kỳ ngủ, điều này sẽ phải bị gián đoạn vài phút sau đó. Lúc đó khả năng tỉnh dậy lần thứ hai khó hơn lần thứ nhất rất nhiều, theo Health Notes.
 
Có một mẹo nhỏ để tránh thói quen này là đặt đồng hồ báo thức ở đầu kia của phòng ngủ, để buộc mình phải đứng dậy.

Lầm tưởng số 7: Nhớ về giấc mơ là dấu hiệu của việc ngủ ngon

Vào ban đêm, tất cả chúng ta đều chìm vào các giấc mơ. Nhưng một số người có nhiều khả năng nhớ lại giấc mơ. Một nghiên cứu ở Pháp đã chỉ ra rằng những người nhớ giấc mơ có hoạt động trí não lớn hơn trong phần não phụ trách xử lý thông tin.
 
Họ cũng thức dậy trong đêm nhiều gấp đôi bình thường và nhạy cảm hơn với tiếng ồn, chỉ một tiếng ồn rất khẽ đã có thể đánh thức họ, theo Health Notes.
 
 
 
THIÊN LAN