24/01/2025

Phụ gia axit benzoic có trong tương ớt, ăn vào lợi – hại ra sao?

Sau khi ăn hoặc sản xuất, axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc của đường tiêu hoá và cuối cùng chuyển thành axit hippuric, được bài tiết qua nước tiểu.

 

Phụ gia axit benzoic có trong tương ớt, ăn vào lợi – hại ra sao?

Sau khi ăn hoặc sản xuất, axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc của đường tiêu hoá và cuối cùng chuyển thành axit hippuric, được bài tiết qua nước tiểu.
 
 
 
Tương ớt /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Tương ớt  ẢNH MINH HOẠ: SHUTTERSTOCK

 
Mấy ngày qua, thông tin lô tương ớt bị thu hồi tại Nhật Bản, do có chất phụ gia axit benzoic cấm lưu hành tại Nhật, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Vậy phụ gia axit benzoic là gì? Lợi hại ra sao?
 
Chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ phân tích, axit benzoic (được kí hiệu là E210), có công thức hóa học là C7H6O2 và muối của nó là những chất phụ gia phổ biến cho thực phẩm, đồ uống và các thực phẩm khác. Axit benzoic có tác dụng bảo quản thực phẩm vì nó tiêu diệt hoặc ức chế cả vi khuẩn và nấm. Axit benzoic được coi là an toàn khi chúng được sử dụng ở liều lượng cho phép. Tuy nhiên, nếu quá liều lượng thì được xem là gây hại cho cơ thể.
 
Đã có báo cáo rằng những người mắc bệnh hen suyễn, nhạy cảm với aspirin hoặc nổi mề đay có thể bị dị ứng và thấy rằng các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn thực phẩm có chứa axit benzoic.
 
Giống như hầu hết các hoá chất có đặc tính độc hại, tác dụng của axit benzoic phụ thuộc vào nồng độ của nó. Ở nồng độ thấp được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm, hóa chất không gây nguy hiểm cho hầu hết mọi người. Sau khi ăn hoặc sản xuất, axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc của đường tiêu hóa và cuối cùng chuyển thành axit hippuric, được bài tiết qua nước tiểu.
 
Axit benzoic được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là an toàn khi sử dụng ở mức tối đa 0,1% trong thực phẩm.
 
Theo Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS – Material Safety Data Sheet) của Mỹ, axit benzoic có thể gây kích ứng mắt, da, phổi và đường tiêu hoá. Hầu hết mọi người không tiếp xúc với nồng độ đủ cao để trải nghiệm sự kích thích này, nhưng những người làm việc với hoá chất tinh khiết hoặc hỗn hợp đậm đặc cần phải cẩn thận. Axit benzoic có thể xâm nhập vào cơ thể qua da cũng như đường tiêu hoá và hô hấp.
 
Đặc biệt, axit benzoic và khi phản ứng với vitamin C (axit ascorbic) trong đồ uống trong một số điều kiện nhất định sẽ sản sinh benzen (C6H6) là chất gây ung thư.
 
 
 
DUY TÍNH