22/12/2024

Biến đổi khí hậu sẽ khiến những đám mây biến mất mãi mãi

Nếu loài người tiếp tục thải ngày càng nhiều carbon dioxide vào khí quyển, những đám mây có thể không còn nữa. Trái đất sẽ nóng bức, không có mưa, nhiều thảm hoạ từ biến đổi khí hậu sẽ đến không thể kiểm soát.

 

Biến đổi khí hậu sẽ khiến những đám mây biến mất mãi mãi

Nếu loài người tiếp tục thải ngày càng nhiều carbon dioxide vào khí quyển, những đám mây có thể không còn nữa. Trái đất sẽ nóng bức, không có mưa, nhiều thảm hoạ từ biến đổi khí hậu sẽ đến không thể kiểm soát.
 
 
 

Biến đổi khí hậu sẽ khiến những đám mây biến mất mãi mãi - Ảnh 1.

Mây làm mát bằng cách che phần lớn bề mặt Trái đất khỏi ánh sáng mặt trời – Ảnh: Weather

Theo Nature GeoScience, những đám mây từ lâu đã là một trong những bất ổn lớn của khí hậu. Mây rất phức tạp, nhỏ và thay đổi nhanh. Các thiết bị dự đoán thiên tai hiện nay dễ dàng nắm bắt sự phức tạp và chi tiết của hầu hết các hệ thống khí hậu nhưng lại chưa đủ hiện đại để dự đoán sự thay đổi của các đám mây.

Trong khí tượng học, mây được chia thành nhiều loại dựa theo hình dáng và độ cao. Trong đó, mây tầng tích là những lớp lớn hoặc cuộn mây lớn thường ở độ cao dưới 2.000m. Chúng chính là những “chiếc chăn trắng” mà bạn có thể nhìn thấy bên ngoài cửa sổ máy bay.

Các đám mây này bao phủ 20% các đại dương có vĩ độ thấp và đặc biệt phổ biến ở các vùng cận nhiệt đới. Chúng làm mát Trái đất bằng cách che phủ phần lớn bề mặt của nó khỏi ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng một số sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong quá khứ có thể là do những thay đổi của các đám mây gây nên.

Để giải đáp nghi ngờ đó, các nhà khí tượng học tại Viện Công nghệ California (Mỹ) mới đây đã mô hình hóa một khoảng trời nhỏ bằng siêu máy tính. Họ phát hiện ra rằng nếu nồng độ carbon dioxide (CO2) đạt khoảng 1.200 phần triệu (ppm) trong khí quyển, các đám mây tầng tích sẽ biến mất. Ở thời điểm hiện tại, lượng CO2 đã vượt qua 410 ppm.

Công nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc con người đưa ngày càng nhiều CO2 vào khí quyển. Nếu tình trạng này tiếp tục, Trái đất có thể đạt tới 1.200 ppm trong vòng 100 đến 150 năm. Khi lớp mây này mất đi, nền nhiệt trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm ít nhất 8 độ nữa.

 

Đó là một sự thay đổi đáng lo ngại và sẽ không chỉ là sự tan chảy băng hay thảm họa nước biển dâng cao trên toàn thế giới.

 

 

 

 

MINH HẢI (Theo Nature)