Hội thảo tại Mascơva kỷ niệm 3 năm ĐTC gặp Thượng phụ Chính thống Nga
Cuộc hội thảo kỳ 3 giữa Công giáo và Chính thống Nga đã diễn ra tại Mascơva, hôm 12-2 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 3 năm cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga.
Hội thảo tại Mascơva kỷ niệm 3 năm ĐTC gặp Thượng phụ Chính thống Nga
Cuộc hội thảo kỳ 3 giữa Công giáo và Chính thống Nga đã diễn ra tại Mascơva, hôm 12-2 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 3 năm cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga.
ĐTC Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Kirill lần đầu tiên tại phi trường La Habana, thủ đô Cuba, ngày 12-2-2016 trên đường đi thăm Mêhicô. Trong dịp đó hai vị đã ký và công bố tuyên ngôn chung, đẩy mạnh quan hệ giữa Công giáo và Chính thống Nga.
Giao hảo Công giáo và Chính thống trong thời gian qua
Kể đánh dấu biến cố lịch sử này, trong hai năm qua đều có những cuộc hội thảo giữa hai bên: năm 2017 tại thành phố Fribourg Thụy Sĩ và năm ngoái 2018 tại Vienne, thủ đô Áo. Cuộc hội thảo năm nay đã diễn ra tại Thần học viện Thánh Cirillo và Metodio ở Mascơva và có chủ đề là “cuối đời”. Hai vị đại diện Toà Thánh đến tham dự cuộc hội thảo là ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống.
Tham luận của ĐHY Kurt Koch
Trong bài tham luận, ĐHY Koch đã nhắc đến những biến cố nổi bật trong tương quan giữa Công giáo và Chính thống Nga những năm gần đây, đặc biệt là cuộc thánh du Hài cốt Thánh Nicola từ thành Bari nam Italia được rước tới Mascơva và thành phố San Pietroburgo hồi tháng 6 năm 2017 để hàng triệu tín hữu Công giáo Nga kính viếng.
Tiếp đến có cuộc viếng thăm của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, tại Nga vào tháng 8 năm 2017.
Về phương diện học vấn và nghiên cứu, có những khoá học mùa hè tại Nga được tổ chức để các LM trẻ có cơ hội tìm hiểu về Chính thống Nga. Về phương diện văn hoá có sự cộng tác và triển lãm chung giữa Bảo tàng viện Vatican và Trung tâm Triển lãm Tranh Tretyakov của Nga.
ĐHY Koch nói: “Đó là vài ví dụ về những quan hệ dần dần được kết nối giữa Công Giáo và Chính Thống Nga, để sửa lại từng đường chỉ chiếc áo chùng bị rách của Chúa Kitô.”
Đề cập đến chủ đề hội thảo về giai đoạn cuối đời, ĐHY Koch nhận xét rằng đây cũng là cơ hội để nói về ý nghĩa sự đau khổ đối với các tín hữu Kitô, và về ý nghĩa phẩm giá của người bệnh, để biết điều gì tốt cho thân thể để luôn phục vụ thiện ích của con người toàn diện.
Phát biểu của Đức TGM Vincenzo Paglia
Về phần Đức TGM Paglia, trong bài thuyết trình đã nhận xét rằng “một sự hoàn cầu hoá mà không có sự gợi hứng theo tinh thần Kitô, thì sẽ nghèo về tình thương và dễ làm mồi cho các cuộc xung đột, và nghĩa vụ của thế giới Kitô giáo hệ tại đặt ở trọng tâm những tương quan giữa con người với nhau”.
Đức TGM Paglia đã nhấn mạnh về tầm quan trọng cần cổ vũ các phương pháp chống đau, để giúp người bệnh ở giai đoạn cuối đời trong tiến trình đối diện với cái chết. Ngài phê bình thái độ bỏ mặc người bệnh như nhiều khi giới y khoa vẫn làm “khi thấy không còn gì để làm nữa”, nhưng Đức TGM cũng chống lại thái độ “miệt mài trị liệu”. Ngài nói nói: “Để săn sóc chống đáu, chúng ta không có các bệnh nhân, nhưng chúng ta có những con người, với tất cả hành trang thể lý, tâm lý, văn hoá và tình thần của họ. Vì thế cần nhìn nhận bênh cạnh bệnh nhân, cũng có sự hiện diện của thân nhân và những người đang làm việc cho sức khỏe của họ.” (Rei 13-2-2019)
ĐTC Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Kirill lần đầu tiên tại phi trường La Habana, thủ đô Cuba, ngày 12-2-2016 trên đường đi thăm Mêhicô. Trong dịp đó hai vị đã ký và công bố tuyên ngôn chung, đẩy mạnh quan hệ giữa Công giáo và Chính thống Nga.
Giao hảo Công giáo và Chính thống trong thời gian qua
Kể đánh dấu biến cố lịch sử này, trong hai năm qua đều có những cuộc hội thảo giữa hai bên: năm 2017 tại thành phố Fribourg Thụy Sĩ và năm ngoái 2018 tại Vienne, thủ đô Áo. Cuộc hội thảo năm nay đã diễn ra tại Thần học viện Thánh Cirillo và Metodio ở Mascơva và có chủ đề là “cuối đời”. Hai vị đại diện Toà Thánh đến tham dự cuộc hội thảo là ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống.
Tham luận của ĐHY Kurt Koch
Trong bài tham luận, ĐHY Koch đã nhắc đến những biến cố nổi bật trong tương quan giữa Công giáo và Chính thống Nga những năm gần đây, đặc biệt là cuộc thánh du Hài cốt Thánh Nicola từ thành Bari nam Italia được rước tới Mascơva và thành phố San Pietroburgo hồi tháng 6 năm 2017 để hàng triệu tín hữu Công giáo Nga kính viếng.
Tiếp đến có cuộc viếng thăm của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, tại Nga vào tháng 8 năm 2017.
Về phương diện học vấn và nghiên cứu, có những khoá học mùa hè tại Nga được tổ chức để các LM trẻ có cơ hội tìm hiểu về Chính thống Nga. Về phương diện văn hoá có sự cộng tác và triển lãm chung giữa Bảo tàng viện Vatican và Trung tâm Triển lãm Tranh Tretyakov của Nga.
ĐHY Koch nói: “Đó là vài ví dụ về những quan hệ dần dần được kết nối giữa Công Giáo và Chính Thống Nga, để sửa lại từng đường chỉ chiếc áo chùng bị rách của Chúa Kitô.”
Đề cập đến chủ đề hội thảo về giai đoạn cuối đời, ĐHY Koch nhận xét rằng đây cũng là cơ hội để nói về ý nghĩa sự đau khổ đối với các tín hữu Kitô, và về ý nghĩa phẩm giá của người bệnh, để biết điều gì tốt cho thân thể để luôn phục vụ thiện ích của con người toàn diện.
Phát biểu của Đức TGM Vincenzo Paglia
Về phần Đức TGM Paglia, trong bài thuyết trình đã nhận xét rằng “một sự hoàn cầu hoá mà không có sự gợi hứng theo tinh thần Kitô, thì sẽ nghèo về tình thương và dễ làm mồi cho các cuộc xung đột, và nghĩa vụ của thế giới Kitô giáo hệ tại đặt ở trọng tâm những tương quan giữa con người với nhau”.
Đức TGM Paglia đã nhấn mạnh về tầm quan trọng cần cổ vũ các phương pháp chống đau, để giúp người bệnh ở giai đoạn cuối đời trong tiến trình đối diện với cái chết. Ngài phê bình thái độ bỏ mặc người bệnh như nhiều khi giới y khoa vẫn làm “khi thấy không còn gì để làm nữa”, nhưng Đức TGM cũng chống lại thái độ “miệt mài trị liệu”. Ngài nói nói: “Để săn sóc chống đáu, chúng ta không có các bệnh nhân, nhưng chúng ta có những con người, với tất cả hành trang thể lý, tâm lý, văn hoá và tình thần của họ. Vì thế cần nhìn nhận bênh cạnh bệnh nhân, cũng có sự hiện diện của thân nhân và những người đang làm việc cho sức khỏe của họ.” (Rei 13-2-2019)
G. Trần Đức Anh OP