17/11/2024

Tự chữa bệnh nhẹ từ nhà bếp

Khi bị cảm lạnh hoặc cúm hoặc đau bụng nhẹ, bạn không cần phải đến hiệu thuốc. Thậm chí bạn có thể không cần phải rời khỏi nhà, chỉ cần vào bếp và tận dụng các biện pháp tự nhiên có sẵn để tự chữa các bệnh thông thường hằng ngày, theo Natural News.

 

Tự chữa bệnh nhẹ từ nhà bếp

Khi bị cảm lạnh hoặc cúm hoặc đau bụng nhẹ, bạn không cần phải đến hiệu thuốc. Thậm chí bạn có thể không cần phải rời khỏi nhà, chỉ cần vào bếp và tận dụng các biện pháp tự nhiên có sẵn để tự chữa các bệnh thông thường hằng ngày, theo Natural News.
 
 
 

 /// Shutterstock
Shutterstock

 

Tất nhiên, nếu không thấy đỡ hoặc bệnh nặng, thì bạn phải gặp bác sĩ.

Cúm

• Mật ong nguyên chất
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi rút giúp nó có khả năng ngăn ngừa cúm. Hãy uống một muỗng cà phê mật ong ba lần một ngày với một ít bột quế. Cũng có thể thêm một ít vào trà thảo dược để giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho, theo Natural News.
 
• Trà
Trà là thức uống hoàn hảo để điều trị cúm. Trà xanh chứa nhiều chất chống ô xy hóa tăng cường miễn dịch, trà bạc hà chứa tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác mát lạnh. Trà bạc hà cũng có thể giúp thông mũi. Ngoài ra, có thể giảm kích ứng bằng cách uống trà cam thảo.
 
• Chanh
Chanh giàu vitamin C, có khả năng kháng khuẩn. Một chút trà, thêm nước cốt chanh và chút mật ong sẽ giúp giảm bớt sự nhiễm khuẩn ở họng.
 
Cảm lạnh
 
• Sả
Lá sả, kinh giới, tía tô, bạc hà, lá chanh, nấu nước xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
 
• Tỏi
Tỏi là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Có thể thêm tỏi vào món ăn khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống, theo Natural News.

Vấn đề về tiêu hóa

• Dầu ô liu
Dầu ô liu cũng chứa tannin, có thể giúp điều trị tiêu chảy, nhưng cũng có thể được sử dụng để giúp giảm cảm giác say tàu xe hoặc buồn nôn.
 
• Củ cải
Nếu bị táo bón có thể thử ăn một ít củ cải đường hấp. Có thể uống nước để hấp thụ các vitamin thiết yếu, những vitamin này có thể hỗ trợ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, theo Natural News.
 
• Gừng
Củ gừng có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm đau dạ dày, buồn nôn, say tàu xe và ốm nghén. Tự pha trà gừng bằng cách thêm một vài lát gừng sống vào nước sôi.
 
• Sả
Lá sả giúp giảm đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu về tiêu hoá. Trà sả có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hoá, giúp dạ dày hoạt động tích cực, đau bụng co thắt, theo Natural News.
 
• Sữa chua
Dùng thực phẩm lên men giàu men vi sinh này có thể giúp giảm tiêu chảy.

Kích ứng da

• Hành lá
Hành lá rửa sạch giã nát, trộn với một ít mật ong rồi đắp lên vùng chốc lở cho trẻ.
 
• Hoa cúc vạn thọ
Có thể sử dụng hoa cúc vạn thọ để giúp làm dịu các kích ứng da như bệnh chàm.
 
• Lá tía tô
Lá tía tô rửa sạch giã nát vắt lấy nước gội đầu hàng ngày cho trẻ để trị chốc lở.
 
 
THIÊN LAN