29/11/2024

Ánh sáng màn hình ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện các tế bào cơ thể người nhạy cảm với ánh sáng chiếu vào mắt, làm ảnh hưởng đồng hồ sinh học.

 

Ánh sáng màn hình ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện các tế bào cơ thể người nhạy cảm với ánh sáng chiếu vào mắt, làm ảnh hưởng đồng hồ sinh học.

 
 
 
 /// ShutterStock
ShutterStock

 
 
Theo Medical News Today, ánh sáng từ các thiết bị điện tử (như điện thoại thông minh, máy tính bảng,…) có thể ảnh hưởng đến các tế bào võng mạc của chúng ta, làm gián đoạn nhịp sinh học.
 
Khám phá này có thể giúp giải thích tại sao phơi nhiễm kéo dài ánh sáng điện thoại gây không đồng bộ nhịp sinh học tự nhiên của con người, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây hại cho sức khoẻ.
 
Theo các nhà khoa học, rối loạn nhịp sinh học liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm hội chứng chuyển hoá, kháng insulin, ung thư, béo phì và rối loạn chức năng nhận thức.
 
Do chúng ta sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo, chu kỳ ngủ – thức của chúng ta không còn gắn liền với chu kỳ ngày và đêm.
 
Tác giả nghiên cứu cấp cao – giáo sư Satchidananda Panda, nói: “Phong cách sống này gây gián đoạn nhịp sinh học của chúng ta và có hại cho sức khoẻ”.
 

Cơ thể có “đồng hồ” bên trong theo chu kỳ 24 giờ ngày đêm, còn được gọi là nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ – thức.
 
“Đồng hồ” bên trong giúp điều chỉnh cảm giác của chúng ta về sự tỉnh táo và buồn ngủ. Các cơ chế của nó rất phức tạp và chúng tuân theo các tín hiệu từ một vùng não bộ theo dõi ánh sáng xung quanh.
 
Mỗi tế bào, cơ quan và mô trong cơ thể đều dựa vào đồng hồ sinh học. Ngủ đủ giấc và ngủ đúng lúc sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt.
 
Một loại protein gọi là melanopsin trong tế bào giúp chúng xử lý ánh sáng xung quanh. Phơi nhiễm kéo dài với ánh sáng làm cho protein tái sinh bên trong tế bào. Việc tái tạo liên tục melanopsin gây ra tín hiệu cho não thông báo về điều kiện ánh sáng xung quanh. Bộ não sau đó sử dụng thông tin này để điều chỉnh giấc ngủ, sự tỉnh táo và ý thức.
 
Việc tái tạo melanopsin kéo dài sẽ thiết lập lại đồng hồ sinh học. Điều này ngăn chặn melatonin – loại hoóc môn điều hoà giấc ngủ.
 
Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla (Mỹ) hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp cải thiện trong điều trị chứng mất ngủ, mệt mỏi do chuyến bay dài, đau nửa đầu và rối loạn nhịp sinh học.
 
Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện này trên tạp chí Cell Reports.
 
 
NGỌC LAM