10/01/2025

Hành vi của giáo viên ảnh hưởng đến ứng xử của học sinh

Giáo viên hành hạ học sinh như vụ 231 cái tát sẽ để lại hậu hoạ lớn, những thay đổi xấu trong tính cách của các em. Sự gây gổ, bạo hành, lấy thế mạnh chèn ép kẻ yếu thế, trong ứng xử sau này, cũng xuất phát từ cách làm phản giáo dục trong nhà trường của một số giáo viên.

 Cái tát’ vào bệnh thành tích:

Hành vi của giáo viên ảnh hưởng đến ứng xử của học sinh

Giáo viên hành hạ học sinh như vụ 231 cái tát sẽ để lại hậu hoạ lớn, những thay đổi xấu trong tính cách của các em. Sự gây gổ, bạo hành, lấy thế mạnh chèn ép kẻ yếu thế, trong ứng xử sau này, cũng xuất phát từ cách làm phản giáo dục trong nhà trường của một số giáo viên.
 
 
 
 
 
 

Trường THCS Duy Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), nơi diễn ra sự việc 231 cái tát vào học sinh vi phạm /// Huệ Minh

Trường THCS Duy Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), nơi diễn ra sự việc 231 cái tát vào học sinh vi phạm   HUỆ MINH

 
Đừng chạy theo hư danh
Chúng ta không thể tưởng tượng được một cô giáo, cũng đã có thâm niên trong nghề, một người mẹ lại nhẫn tâm nghĩ ra hình thức kỷ luật học sinh (HS) bằng cách bắt mỗi em trong lớp phải tát 10 lần và rồi cô giáo “chốt lại” sau cùng, cái tát lần thứ 231 cho HS phạm lỗi. Chính người trong cuộc đã nói ra lý do dẫn đến hành động này là do sức ép của thi đua, lo toan hồ sơ để trình cấp trên xem xét công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
 
Trường chuẩn là phải mang lại quyền lợi cho HS, hướng tới sự phát triển của trẻ, chứ không thể chỉ là cần có cái bằng để làm đẹp nhà trường, làm vui người lớn và cần ghi nhận, tôn vinh của các cấp chính quyền. Rõ ràng, việc làm đó của cá nhân cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy và một số giáo viên (GV) Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) là không thực chất, chạy theo cái hư danh. Thi đua theo đúng nghĩa sẽ rất tốt, sẽ có thêm động lực cho phát triển nhà trường nhưng thi đua nếu tiêu cực nặng tính hình thức, phô trương, không vì giáo dục sẽ nảy mầm cho “bệnh thành tích”.
 
Thay vì trừ điểm thì đánh giá bằng sự cố gắng

Người quản lý cần xây dựng chế tài, nội dung các tiêu chí thi đua sao cho có thể động viên được toàn trường cùng nhau dạy tốt, học tốt. Chúng ta không thể đưa ra chuẩn thi đua quá cao, không sát thực tế mà bắt GV và nhà trường vẫn cố phải làm để rồi chắc chắn dẫn đến mắc “bệnh thành tích”.

 
Chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục không nên đo bằng các tiêu chí định lượng. Đánh giá phải là đánh giá quá trình chứ không thể cho ra ngay kết quả cụ thể bằng những con số, hay tỷ lệ phần trăm. Ngoài ra, kết quả đầu ra của HS trong giai đoạn tới là đánh giá năng lực, phẩm chất thì lại càng không thể đưa số liệu về chất lượng giáo dục một cách cụ thể, tường minh. Các nhà trường muốn đạt chuẩn nhưng do chưa đạt đủ định mức các tỷ lệ trong tiêu chí đành phải cố gò, phải tẩy xoá, điều chỉnh con số cho phù hợp, tức vô tình họ lại bị mắc “bệnh thành tích”.
 
Trở lại câu chuyện ở lớp 6 THCS Duy Ninh. Thay vì trừ điểm lớp học nếu có HS hư thì đổi thành đánh giá thi đua thông qua những sự cố gắng, công sức cảm hóa của GV, của tập thể lớp, của cha mẹ HS. Chắc chắn, cách làm này sẽ có hiệu quả giáo dục hơn và đặc biệt là đậm chất tính văn hóa, nhân văn.
 
Với sự hành hạ HS của GV như vậy sẽ để lại hậu họa lớn, những thay đổi xấu trong tính cách của các em. Sự gây gổ, bạo hành, lấy thế mạnh chèn ép kẻ yếu thế, trong ứng xử sau này, cũng xuất phát từ cách làm phản giáo dục trong nhà trường của một số giáo viên.
 
Chọn lọc kỹ lưỡng đầu vào sư phạm
Đã hơn 12 năm, toàn ngành giáo dục vào cuộc để nói không với “tiêu cực trong thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên, vì sao đến nay vẫn chưa giảm? Điều này khiến xã hội phân tâm và niềm tin về giáo dục cũng từ đó mà giảm dần.
 
Đội ngũ nhà giáo lẽ ra phải được chọn lọc kỹ lưỡng trước khi được đứng lên bục giảng, dạy làm người cho thế hệ trẻ. Nhưng do thiếu GV, coi nhẹ tính chuyên nghiệp, riêng biệt của nghề dạy nên ai cũng có thể nộp đơn theo học và được tốt nghiệp, cấp bằng hành nghề dạy học. Một số người không thể đứng trong hàng ngũ người thầy vì tố chất, bản năng, vì cha mẹ sinh ra đã là vậy. Chỉ có đào tạo GV trong các trường sư phạm là chưa đủ mà phải hiểu là cần giáo dục để mỗi giáo sinh thực sự có thay đổi từ lượng sang chất. Thay đổi năng lực chuyên môn, có đủ phẩm chất và nghệ thuật sư phạm nhằm thích ứng, đối phó với công việc giáo dục, cần sự ứng biến và đậm nét đặc thù nghề dạy của mình.
 
Mặt khác, cuộc sống của đại bộ phận GV cũng còn rất nhiều khó khăn. Nhiều thầy cô phải bươn chải lo toan cuộc sống. Sức ép mưu sinh, lo con cái học hành của nhà giáo cũng không nhỏ và ngày càng lớn. Công việc giảng dạy ở trường cũng quá tải. Ngoài ra, đổi mới giáo dục chưa làm được nhiều, vẫn trì trệ, kéo dài trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Chưa kể giáo dục HS ngày nay khó khăn nhiều hơn so với vài chục năm trước. Quan hệ nhà trường và cha mẹ HS xa dần, ít chân thành và ngày càng nặng tính thương mại hoá.