23/01/2025

Ga ngầm C9: Hà Nội toạ đàm, Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến

Trong khi Hà Nội tổ chức tọa đàm về vụ việc xây dựng ga ngầm C9 (ga hồ Hoàn Kiếm) với nhiều ý kiến ủng hộ, Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch cũng nói đang lên kế hoạch tổ chức buổi gặp gỡ thu thập ý kiến.

 

Ga ngầm C9: Hà Nội toạ đàm, Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến

Trong khi Hà Nội tổ chức tọa đàm về vụ việc xây dựng ga ngầm C9 (ga hồ Hoàn Kiếm) với nhiều ý kiến ủng hộ, Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch cũng nói đang lên kế hoạch tổ chức buổi gặp gỡ thu thập ý kiến.


 

Ga ngầm C9: Hà Nội tọa đàm, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến - Ảnh 1.

Hà Nội đã chọn phương án 1 (PA1) là vị trí đặt ga C9 tuyến đường sắt đô thị số 2

Ngày 19-11, tại Hà Nội, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức tọa đàm quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.

Hà Nội được khuyên nên quyết tâm làm ga hồ Hoàn Kiếm

12 ý kiến đóng góp trong tọa đàm đa phần ủng hộ quan điểm của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng ga C9 không ảnh hưởng tới bảo tồn di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng tại quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9-12-2013).

Các ý kiến chỉ lưu ý Hà Nội tìm phương án kiến trúc cho các cửa ga để đảm bảo hài hòa với cảnh quan kiến trúc của khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Đặc biệt, ủng hộ dự án này, KTS Đào Ngọc Nghiêm – nguyên giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội – nói Hà Nội không nên vì những ý kiến trái chiều mà tiếp tục chậm trễ dự án này, cần phải làm nhanh bởi đó là đồng vốn ODA. Dự án càng chậm thì con cháu sẽ càng phải trả nợ nhiều hơn.

Ông cho rằng việc dự án này vẫn tiếp tục bàn thảo sau 10 năm được phê duyệt là quá chậm và thiệt hại cho việc chậm trễ này là rất lớn.

Nguyên kiến trúc sư trưởng của TP Hà Nội cho rằng việc có ý kiến trái chiều đối với phương án nhà ga C9 tại hồ Hoàn Kiếm là bình thường, bởi đây là vị trí đặc biệt nhạy cảm, người dân rất quan tâm và bày tỏ lo lắng.

Nhưng theo ông Nghiêm, dự án này đã “sống sót” sau 7 lần quy hoạch trong hơn 20 năm qua, từ lúc Hà Nội có ý tưởng làm nó cho tới nay, đã là một minh chứng cho thấy sức sống, “tính ổn định” của nó.

“Nếu nó sai thì nó không thể sống tới tận bây giờ. 20 năm qua Hà Nội đã có tới 7 lần thay đổi quy hoạch nhưng cả 7 lần thay đổi này vẫn giữ nguyên vị trí của ga ngầm C9. Điều này đã chứng minh dự án được nghiên cứu công phu, khoa học, được đa số người dân ủng hộ” – KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Vì vậy vị kiến trúc sư này khuyên Hà Nội không nên tiếp tục băn khoăn vì các ý kiến trái chiều, mà phải quyết tâm làm sớm.

Ga ngầm C9: Hà Nội tọa đàm, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến - Ảnh 2.

Hà Nội đã chọn bỏ mái che cho các cửa lên xuống ga C9 để không phá hỏng cảnh quan hồ Hoàn Kiếm

Phó GS.TS Lưu Đức Hải – phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam – cũng khẳng định Hà Nội “không nên chậm trễ nhà ga hồ Gươm nữa”. Ông đánh giá phương án lựa chọn vị trí ga ngầm C9 là “rất thông minh” và “phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Ông Trần Danh Lợi – phó chủ tịch Hội Cầu đường Việt Nam – còn khẳng định phương án mà Hà Nội lựa chọn vị trí cho ga ngầm C9 không phá vỡ, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan của di tích hồ Hoàn Kiếm, mà ngược lại còn làm tăng thêm giá trị di tích khi nó tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, đưa nhiều người đến với hồ Hoàn Kiếm hơn.

Hầu hết các đại biểu có ý kiến tại tọa đàm cũng đều bày tỏ sự tin tưởng đối với phương án thi công xây dựng và những cam kết về phương án phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn, giảm thiểu ảnh hưởng trong quá trình thi công, vận hành khai thác từ phía Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

Ga ngầm C9: Hà Nội tọa đàm, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến - Ảnh 3.

Phương án vị trí cho ga C9 mà Hà Nội lựa chọn – Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Chỉ 1 ý kiến phản đối, nhiều đại biểu quan trọng vắng mặt

Ý kiến duy nhất phản đối phương án vị trí đặt ga C9 của Hà Nội tại tọa đàm là của kiến trúc sư Trần Huy Ánh. Ông Ánh đã nêu 5 lý do phân tích ví trí đặt ga C9 sát hồ Gươm là bất lợi và đặt câu hỏi cho Hà Nội: tại sao có những phương án tối ưu hơn lại không được lựa chọn?

Theo ông Ánh, tuyến ga ngầm trùng với tuyến tàu điện cũ là không phù hợp. Hai là, tuyến ga ngầm đề xuất từ năm 2006 là quá lạc hậu với Hà Nội mở rộng hiện nay. Theo ông, vị trí ga C9 cũng tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn địa chất, thuỷ văn và sinh hoạt đô thị, những thách thức này sẽ kèm theo nguy có tăng mức đầu tư, có thể gấp 2-4 lần dự kiến…

Một điểm đáng chú ý, các đại biểu của Hội Di sản văn h như GS Lưu Trần Tiêu, Đặng Văn Bài, đại biểu Hội Di sản văn h Thăng Long – Hà Nội; cùng các tên tuổi đáng chú ý liên quan như GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính, Đỗ Hậu, nhà sử học Dương Trung Quốc, TS Phạm Sĩ Liêm… dù ở trong danh sách khách mời của ban tổ chức nhưng đã không tham gia toạ đàm này.

Đại diện Cục Di sản văn h (Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch) có phó cục trưởng Trần Đình Thành tham dự toạ đàm nhưng không có ý kiến phát biểu.

Ga ngầm C9: Hà Nội tọa đàm, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng sắp thu thập ý kiến - Ảnh 4.

Chỉ duy nhất KTS Trần Huy Ánh bày tỏ quan điểm phản đối phương án ga C9 của Hà Nội tại buổi toạ đàm ngày 19-11 – Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Hà Nội đòi Bộ Văn hóa đồng ý, bộ nói sẽ lấy ý kiến tiếp

Theo khoản 3 điều 32 Luật di sản văn h năm 2013 quy định: Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của bộ trưởng Bộ Văn h - thể thao và du lịch.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng về ga ngầm C9 hồi tháng 10, UBND TP Hà Nội cho biết đơn vị đã có văn bản báo cáo bộ trưởng Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch theo đúng quy định. Vì vậy, UBND TP Hà Nội đề nghị bộ trưởng có văn bản chấp thuận rằng Hà Nội đang tuân thủ các quy định của Luật di sản văn h.

Trước đó, tháng 8, Bộ Văn h - thể thao và du lịch đã có văn bản trả lời báo chí cho ý kiến về nhà ga C9, sau khi Uỷ ban Văn h, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng kiến nghị xem xét việc xây dựng đường sắt đô thị số 2 bởi các chuyên gia đánh giá phương án mà Hà Nội lựa chọn “không chỉ vi phạm Luật di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn h trung tâm thủ đô”.

Bộ Văn h - thể thao và du lịch cho biết trong các văn bản gửi UBND TP Hà Nội, bộ yêu cầu TP chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu thêm các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến thân ga về phía đông đường Đinh Tiên Hoàng, cách xa bờ phía đông của hồ Hoàn Kiếm và nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội có công văn giải trình về việc bố trí nhà ga và cho rằng về mặt kỹ thuật cũng như an toàn vận hành thì không thể dịch chuyển vị trí nhà ga theo yêu cầu của Bộ Văn h - thể thao và du lịch. Do đó, bộ đã đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều 19-11, người phát ngôn của Bộ Văn h - thể thao và du lịch Nguyễn Thái Bình đánh giá buổi toạ đàm do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức ngày 19-11 “chỉ là tọa đàm trao đổi giữa các đại biểu đến từ các hội nghề nghiệp”.

Ông Bình cho biết Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đang chỉ đạo tổ chức một buổi gặp gỡ chính thức giữa Cục Di sản văn hóa và “tổng thể các bên liên quan” để thu thập ý kiến về việc phương án đặt ga ngầm C9 tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Ông Bình chưa tiết lộ về thời gian diễn ra buổi gặp gỡ này bởi “nó mới là dự định trong nội bộ”.

 

THIÊN ĐIỂU