23/01/2025

Trường công lập chất lượng cao: Một mình một ‘kiểu’?

Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ không thừa nhận mô hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhưng Hà Nội sẽ là địa phương duy nhất áp dụng mô hình này vì căn cứ luật Thủ đô ban hành năm 2010.

 

Trường công lập chất lượng cao: Một mình một ‘kiểu’?

Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ không thừa nhận mô hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhưng Hà Nội sẽ là địa phương duy nhất áp dụng mô hình này vì căn cứ luật Thủ đô ban hành năm 2010.

 
 
 
Trường THCS Thanh Xuân chưa có quyết định công nhận trường chất lượng cao nhưng đã thu mức học phí dành cho chương trình chất lượng cao /// T.M

Trường THCS Thanh Xuân chưa có quyết định công nhận trường chất lượng cao nhưng đã thu mức học phí dành cho chương trình chất lượng cao  T.M

 
Luật không thừa nhận “công lập chất lượng cao”
Trong báo cáo tóm tắt tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) của Chính phủ nêu rõ sẽ không đưa vào luật quy định về cơ sơ giáo dục công lập chất lượng cao (CLC). Theo đó: Để cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp, trong đó nhà nước có chính sách phát hiện học sinh năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài, đối với giáo dục CLC, nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài, Ban soạn thảo đã rà soát và không quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông CLC trong dự thảo luật để bảo đảm thực hiện các điều kiện cho giáo dục đại trà và bồi dưỡng tài năng, tạo môi trường học đường bình đẳng, thân thiện trong hệ thống cơ sở giáo dục công lập.
 

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông CLC tại Hà Nội, báo cáo của Chính phủ cho rằng mô hình này được thực hiện theo quy định của luật Thủ đô.

 
Như vậy, mô hình giáo dục công lập CLC đã không được thừa nhận và đưa vào dự thảo luật Giáo dục để có thể áp dụng trên toàn quốc. Chính cơ quan soạn thảo cũng chỉ ra bất cập của nó khi cho rằng không luật hóa mô hình này.
 
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng thời là thành viên ban soạn thảo luật Giáo dục (sửa đổi) cho rằng: Muốn đưa vào luật Giáo dục để áp dụng trên cả nước thì trước hết phải làm rõ CLC như thế nào và phải có tiêu chí của Chính phủ chứ không thể nói chung chung được.
 
Tuy nhiên, ông Thạch cũng bày tỏ quan điểm cá nhân rằng cơ sở công lập mà cho phép cung cấp dịch vụ giáo dục CLC, thu tiền cao là vô lý ở chỗ đã được nhà nước cấp đất, xây trường, đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ… mà lại thu học phí cao của dân là không ổn. “Như vậy dùng ngân sách nhà nước để kinh doanh à?”, ông Thạch đặt vấn đề.
 
 
 
Trường công lập chất lượng cao: Một mình một 'kiểu'? - ảnh 2

Muốn đưa vào luật Giáo dục để áp dụng trên cả nước thì trước hết phải làm rõ CLC như thế nào và phải có tiêu chí của Chính phủ chứ không thể nói chung chung được

Trường công lập chất lượng cao: Một mình một 'kiểu'? - ảnh 3
 

Ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

 

Không thể tự phong

Từ quan điểm đó, ông Thạch cho rằng việc không đưa nội dung trường công lập CLC vào luật Giáo dục sửa đổi là đúng.
 
Ông Thạch cũng biết khi bàn về luật Thủ đô, nội dung cơ sở giáo dục công lập CLC cũng là một trong những nội dung gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ thì cho rằng thủ đô cần có cơ chế đặc thù, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nên cuối cùng nội dung này vẫn được giữ ở luật Thủ đô mặc dù ý kiến trái chiều không phải là ít. Trường CLC ở Hà Nội cũng phải tuân theo những quy định chặt chẽ, phải có kiểm tra, thẩm định và kiểm định chất lượng bởi cơ quan độc lập chứ không phải CLC tự phong.
 
Học phí tăng, chất lượng bất cập
Gần đây, một số trường công lập của Hà Nội được phê duyệt và chuẩn bị có quyết định chuyển sang mô hình CLC đã khiến phụ huynh học sinh ở những ngôi trường đó lo ngại khi chỉ thấy học phí tăng mà chất lượng đầy bất cập.
 
Trường THCS Thanh Xuân, Q.Thanh Xuân được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 với mục tiêu xây dựng thành trường CLC. Tuy nhiên, trong quá trình còn đang xem xét, kiểm định và chưa có quyết định công nhận thành trường CLC thì trường này đã thu mức học phí dành cho chương trình CLC song song với học phí với trường công lập bình thường. Đáng nói là khoản thu dành cho chương trình CLC cao gấp hơn chục lần so với mức học phí mà HĐND TP quy định. Cụ thể, mức học phí mà HĐND TP cho phép thu là 155.000 đồng/học sinh/tháng, nhưng “học phí” cho chương trình CLC thì lên tới 1,958 triệu đồng cho nhiều nội dung khác nhau.
 
Điều khiến phụ huynh lo lắng, bức xúc ở trường này không phải là mức tiền mà cách làm và quan trọng nhất là chưa thấy CLC thực sự ngoài cơ sở vật chất khang trang do được nhà nước xây dựng. Sĩ số trong đề án nói không quá 35 học sinh/lớp nhưng thực tế có những lớp hơn 40 học sinh, đội ngũ giáo viên xáo trộn, thay đổi liên tục. Thu tiền cao nhưng động đến cái gì cũng phải thu thêm tiền, quỹ lớp lên tới 2 triệu đồng/học sinh/lớp chủ yếu chi cho các hoạt động của trường; hằng năm phụ huynh còn phải đóng cả tiền sơn lại phòng học… (còn tiếp) 
 
Đến năm 2020, học phí cao nhất trên 5 triệu đồng/học sinh/tháng
Đến hết năm 2017, toàn TP có 15 trường CLC (trong đó có 10 trường công lập, 5 trường ngoài công lập). Cơ sở giáo dục công lập CLC (trừ đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên) được nhà nước cấp kinh phí trong 3 năm (36 tháng) kể từ khi được công nhận theo lộ trình giảm dần và tăng dần mức thu học phí. Mức trần học phí được HĐND TP phê duyệt với trường công lập CLC từ năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020 bậc mầm non, tiểu học lên tới 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng, bậc trung học được phép thu “kịch khung” là 5,3 triệu đồng/học sinh/tháng.

 

TUỆ NGUYỄN