Không ai muốn bị bỏ rơi khi cần… toilet
Người Việt mình khi đi du lịch, công tác tại các nước phát triển vẫn hay trầm trồ khen toilet (nhà vệ sinh) của họ sạch đẹp từ vật chất đến ý thức người sử dụng, khen trách nhiệm của đội ngũ phục vụ. 5 năm, 7 năm nữa, đất nước mình làm được khô
Không ai muốn bị bỏ rơi khi cần… toilet
Người Việt mình khi đi du lịch, công tác tại các nước phát triển vẫn hay trầm trồ khen toilet (nhà vệ sinh) của họ sạch đẹp từ vật chất đến ý thức người sử dụng, khen trách nhiệm của đội ngũ phục vụ. 5 năm, 7 năm nữa, đất nước mình làm được khô.Tuổi Trẻ giới thiệu hai ý kiến bạn đọc phản hồi sau sự kiện thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh (NVS) Việt Nam (8-11-2018).
Giá trị ấy không hề nhỏ!
5 năm, 7 năm nữa, chúng ta sẽ có NVS sạch đẹp như nước bạn? Câu hỏi này mong được xem là mục tiêu, mong mỏi sự đồng tâm cùng thực hiện. Nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp về NVS ở Việt Nam, tìm kinh phí xây NVS, nhiều hoạt động cải thiện chất lượng NVS, những hoạt động của Hiệp hội NVS Việt Nam – một sự bắt đầu đúng đắn. Tôi tin, vì thế, hiệp hội sẽ nhận được sự ủng hộ.
Ngành du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… đã có những biện pháp cụ thể hướng tới mục tiêu: NVS xanh, sạch, đẹp. Đây là cơ hội để Hiệp hội NVS Việt Nam phát triển mạnh mẽ thành viên của mình. Ngày 19-11, Ngày toilet (NVS) thế giới (World Toilet Day) sẽ được ghi nhớ, mong có thêm nhiều kênh truyền thông để mọi người dân biết, hiểu, ứng xử văn minh hơn với mọi chuyện liên quan đến NVS.
Tùy vùng, miền, NVS có thể khác chút nhưng đều cùng tiêu chí hướng đến việc thay đổi thực trạng hiện nay. Chúng ta sẽ có nhiều NVS kiểu mẫu; đội ngũ phục vụ tốt, mọi người sẽ dần thay đổi nhận thức và hành vi với chuyện vệ sinh. NVS trường học sạch đẹp, học sinh sẽ thoải mái và hạnh phúc. Đến bệnh viện, người bệnh và thân nhân như vơi đi nỗi đau, phiền muộn nếu họ được sử dụng NVS tiện nghi, thân thiện. Những nơi mua sắm, vui chơi, giải trí cần đầu tư NVS đẹp hơn, không chỉ vì “thượng đế” mà còn là cách thể hiện sự nhân văn của cửa hàng, của thương hiệu mình.
Không ai bị bỏ rơi khi có nhu cầu sử dụng NVS. Người khuyết tật, đồng giới cũng mong có NVS dành riêng cho họ, văn minh và nghĩa tình biết bao! Cơ quan, công sở, nhà máy… hãy xây dựng NVS tiện lợi, sạch sẽ giúp cho mọi thành viên thêm cảm xúc tích cực, sức khỏe để làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Những NVS tiện lợi, phát triển thói quen tốt cho người sử dụng, việc nhỏ mà lại không nhỏ. Khi người dân cùng thực hiện những việc nhỏ ấy, cái kết sẽ là sự tử tế, tự giác, thói quen mình vì mọi người. Giá trị ấy không hề nhỏ!
Tổ chức nhà vệ sinh thế giới đang làm gì?
Bà Sarika Saluja phụ trách dự án Ấn Độ tại trụ sở WTO ở Singapore – Ảnh: LÊ NAM
Chiều 12-11, chúng tôi đến văn phòng của Tổ chức NVS thế giới (World Toilet Organization – WTO) nằm trên lầu 2 một căn nhà xây từ vài chục năm trước trên phố Race Course (Singapore).
Tiếp chúng tôi là hai nhân viên của WTO đang phụ trách các dự án ở Ấn Độ và Trung Quốc. Bà Sarika Saluja, phụ trách dự án Ấn Độ, cho biết ngoài người sáng lập là Jack Sim người Singapore, WTO có tổng cộng 3 nhân viên. Mục tiêu mà tổ chức hướng đến là thay đổi suy nghĩ của cộng đồng, tạo ra thay đổi của xã hội, thay đổi chính sách công, phát triển cơ sở hạ tầng và tiện ích liên quan đến NVS và các vấn đề vệ sinh.
WTO đã phối hợp tổ chức “Ngày NVS thế giới” ở nhiều quốc gia, lần gần nhất tổ chức sự kiện này ở Việt Nam là ngày 19-11-2016, hội nghị cấp cao về NVS, gây quỹ để xây dựng các dự án NVS ở Ấn Độ, Trung Quốc (trước đây đã từng thực hiện dự án NVS nổi ở Campuchia). Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền giáo dục về vệ sinh cho cộng đồng và học sinh ở trường học, tổ chức triển lãm về NVS, lập chỉ số vệ sinh của các NVS (một kiểu như xếp hạng sao về NVS)…
Ở Singapore, WTO phối hợp triển khai việc khảo sát và xếp hạng các NVS công cộng với 7 cấp độ sạch sẽ, đồng thời đề ra các biện pháp làm sạch NVS.
LÊ NAM (từ Singapore)