27/11/2024

Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng

Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà là một trong những nội dung “nóng” nhất của ngày chất vấn đầu tiên (30.10) với nhiều câu hỏi liên quan các dự án xây dựng sai phép, tình trạng tranh chấp tại các chung cư.

 

Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng

Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà là một trong những nội dung “nóng” nhất của ngày chất vấn đầu tiên (30.10) với nhiều câu hỏi liên quan các dự án xây dựng sai phép, tình trạng tranh chấp tại các chung cư.
 
 
 
 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn đại biểu ngày 30.10	 /// Ảnh: Gia Hân

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn đại biểu ngày 30.10  ẢNH: GIA HÂN

 
“Tôi không dám hứa và không dám cam kết”
 
 
Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng - ảnh 1
Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng

       

Tôi không dám hứa và không dám cam kết về 
lộ trình cũng như thời điểm có thể chấm dứt hoạt động vi phạm trong xây dựng

Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng - ảnh 3
 
Ông Phạm Hồng Hà (Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
 

Chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đề cập tình trạng các công trình xây dựng sai phép, không phép đang thách thức sự kiên nhẫn của cử tri. “Bộ trưởng có cam kết với Quốc hội (QH) sẽ không để xảy ra các vi phạm nêu trên không, và làm gì giải quyết dứt điểm vi phạm của các chung cư như hiện nay”, ĐB Hồng chất vấn.

Ông Hà cho hay những năm qua, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm dần, bình quân 3 năm từ 2016 đến giai đoạn từ tháng 1 – 9.2018, số vụ vi phạm giảm bình quân 13,2%, tương đương hơn 1.000 vụ vi phạm. Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận, tình trạng vi phạm còn diễn ra khá phổ biến, phức tạp, một số vụ vi phạm chưa được phát hiện kịp thời, một số vụ việc bị phát hiện nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, nghiêm minh.
 
Bộ trưởng dẫn chứng từ tháng 1 – 9.2018 có đến hơn 10.800 công trình vi phạm, trong đó không phép là hơn 3.000 công trình, sai phép là hơn 5.000 và các sai phạm khác là 2.000. Theo Bộ trưởng Xây dựng, mặc dù đã giảm bình quân 2 – 3% so với năm 2017 nhưng số lượng cũng còn nhiều, diễn biến phức tạp.
 
Nguyên nhân được Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chỉ ra là do còn thiếu một số quy định của pháp luật, một số quy định đã có nhưng chưa đủ rõ dẫn tới các sai phạm; Do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng của các nhà thầu, chủ đầu tư và một bộ phận nhân dân chưa tốt; Do công tác kiểm tra, phát hiện sớm vi phạm chưa tốt, việc xử lý chưa nghiêm, dứt điểm, công tác cưỡng chế, phá dỡ trả lại nguyên trạng ban đầu còn kéo dài.
 
Liên quan lời hứa và trách nhiệm, ông Hà cho rằng việc quản lý hoạt động xây dựng thì trách nhiệm là của các cấp các ngành, chính quyền địa phương và chủ thể tham gia các hoạt động này chứ không chỉ có Bộ Xây dựng. “Tôi không dám hứa và không dám cam kết về lộ trình cũng như thời điểm có thể chấm dứt hoạt động vi phạm trong xây dựng”, ông Hà nói.
 
“Tôi thấy chưa hài lòng với bộ trưởng”
 
 
Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng - ảnh 4
Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng

       

Các vấn đề này gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân và họ cho rằng có nhóm lợi ích, bao che ở đây. Tôi thấy chưa hài lòng với Bộ trưởng

Chất vấn ở Quốc hội: Nóng với sai phạm xây dựng - ảnh 6
 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM)

 

Chưa hài lòng với phần trả lời trên, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) chất vấn những vi phạm trong xây dựng vừa qua là rất nghiêm trọng, lan tỏa, giữa thanh thiên bạch nhật, kéo dài nhiều tháng nhưng không phát hiện ra, khi phát hiện, người vi phạm rất ngoan cố. “Tôi cho rằng Bộ Xây dựng đều có trách nhiệm trong đó, Bộ trưởng nói luật pháp không đầy đủ, người vi phạm không chịu sửa, tôi e là với câu trả lời này thì không khắc phục được”, ông Nghĩa nói.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà điểm lại một loạt những văn bản luật mà Bộ đang chuẩn bị soạn thảo, trình Thủ tướng, trình QH để sửa đổi thể chế và cam kết tăng cường thanh tra, kiểm tra vi phạm. Tuy nhiên, ĐB Trương Trọng Nghĩa một lần nữa giơ biển chất vấn. Ông Nghĩa cho rằng báo chí, cử tri phản ánh rất nhiều công trình trái phép, đặc biệt Tập đoàn Mường Thanh và tòa nhà 8B Lê Trực, rồi công trình trái phép ở Sóc Sơn.
 
“Vi phạm trách nhiệm đầu tiên ở người vi phạm, Bộ trưởng về quản lý nhà nước ngành dọc, chưa kể các quận huyện, cấp xã. Nếu có vấn đề ở địa phương quá lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm thì Bộ đã làm gì, đã phản ánh với Thủ tướng chưa. Tôi vừa phản ánh với Thủ tướng ở hành lang, nếu có phản ánh thì sẽ chỉ đạo chủ tịch các địa phương. Các vấn đề này gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân và họ cho rằng có nhóm lợi ích, bao che ở đây. Tôi thấy chưa hài lòng với Bộ trưởng”, ĐB Nghĩa nêu.
 
Trong khi đó, trả lời ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) về việc tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan các dự án chung cư, Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận tình trạng sai phạm, tranh chấp trong quản lý sử dụng chung cư là “vấn đề khá gay gắt”. Nguyên nhân các tranh chấp, Bộ trưởng Hà liệt kê: Có lý do quy định quản lý nhà chung cư như cách tính diện tích chưa đủ rõ. Chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án cũng như chuyển nhượng dự án chưa đúng quy định… Cùng với đó là tình trạng một số chính quyền chưa thực hiện tốt kiểm tra, xử lý vi phạm.
 
Tại sao thoát nghèo mà đạo đức lại xuống cấp ?
Không chỉ ngành xây dựng, mà lãnh đạo ngành văn hóa nhận nhiều câu hỏi từ các ĐB. Trả lời ĐB Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) về trách nhiệm của bộ trưởng trong việc đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội, đạo đức gia đình đang ở mức độ nghiêm trọng hiện nay, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết đây là vấn đề rất quan trọng, rất khó để trả lời và cần thời gian rất dài mới có thể trả lời được và cho biết, tại kỳ họp trước, ông cũng đã trả lời câu hỏi này.
 
Ông Thiện nói nguyên nhân thì có nhiều nhưng chốt lại, có lẽ sự sa sút xuất phát từ cái gốc kinh tế. “Kinh tế là cái gốc. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, ông Thiện nói và đề nghị cả xã hội phải vào cuộc.
 
Tranh luận với Bộ trưởng Thiện, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đặt câu hỏi: “Nếu như Bộ trưởng nói sự xuống cấp đạo đức bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế thì vì sao trước đây, chúng ta còn nghèo, khó khăn thì đạo đức xã hội được duy trì, văn hóa của chúng ta rất tốt. Bây giờ chúng ta thoát nghèo, mức thu nhập trung bình thì nền tảng đạo đức xuống cấp một cách trầm trọng. Vậy đâu là nguyên do?”.
 
Giải trình thêm, ông Thiện cho rằng: từ trước tới nay, cứ nói đến đạo đức xã hội là giao cho ngành văn hóa và các ngành xã hội, nói đó là việc của các anh. Nếu cứ quan điểm như vậy thì rất khó khắc phục tình trạng hiện nay.
 
“Tôi nói cả xã hội phải vào cuộc vì chính sự xuống cấp của đạo đức xã hội xuất phát từ các ngành kinh tế, từ lĩnh vực kinh tế. Cho nên chúng ta phải xử lý ở các lĩnh vực đó, không chỉ có xã hội. Nếu như vẫn để cho mỗi ngành văn hóa và các ngành cứ loay hoay thì không giải quyết được vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội”, Bộ trưởng Thiện nói.
 
Quy định không đúng thì phải sửa
Phát biểu sau phần trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm của ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) về việc Công an TP.Cần Thơ khám xét nhà, tịch thu tài sản của một doanh nghiệp tại Cần Thơ đổi 100 USD cho người dân khi không có giấy phép, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng vụ việc này gây bức xúc cho dư luận xã hội, mặc dù có Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. “Tính chất ở đây là một người dân đưa 100 USD đi đổi, chứ không phải kinh doanh buôn bán. Việc này báo chí, dư luận rất quan tâm, đề nghị Bộ trưởng Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét lại, quy định gì không đúng, không phù hợp chúng ta phải sửa lại cho người dân”, Chủ tịch QH đề nghị.
 
Cũng tại phiên chất vấn, ông Tô Lâm cũng thông tin nhiều vấn đề liên quan thực trạng tín dụng đen.
 
Bên cạnh đó, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh cần mạnh dạn sửa đổi những quy định gây vướng mắc trong công tác bồi thường oan sai.

 
Trả lời 100%, nhưng chỉ giải quyết xong 5,14% kiến nghị cử tri
 Báo cáo với QH về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, QH khóa 14, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết thông qua 1.423 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5, Ban Dân nguyện đã tổng hợp được 2.115 kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của QH, Chính phủ, TAND tối cao, Viện KSND tối cao…
 
 Đến nay, 100% kiến nghị đều được xem xét, giải quyết và trả lời tới đoàn ĐBQH nơi cử tri kiến nghị, trong đó có 2.004 kiến nghị (94,75%) liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ. Toàn bộ các kiến nghị này đã được nghiên cứu, giải quyết, trả lời, tuy nhiên, chỉ có 103 kiến nghị đã được giải quyết xong, tương đương 5,14%. Số còn lại, 1.599 kiến nghị (79,79%) đã “được giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri”.