‘Giải cứu’ nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật sân khấu truyền thống đang cần những nguồn lực đều đặn và đủ mạnh, cũng như đúng cách để có thể gìn giữ được những di sản này.
‘Giải cứu’ nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật sân khấu truyền thống đang cần những nguồn lực đều đặn và đủ mạnh, cũng như đúng cách để có thể gìn giữ được những di sản này.Vở diễn Người đi tìm minh chủ của Nhà hát Cải lương VN, đơn vị này thường phải mượn sân khấu tại Nhà hát Chèo để diễn THUÝ HIỀN
Theo NSND Nguyễn Quang Vinh, với các loại hình nghệ thuật truyền thống, nếu không có chính sách hỗ trợ thì khó khăn sẽ càng chồng chất. Theo ông Vinh, nếu hỗ trợ được các nhà hát có điểm diễn thuận lợi thì lịch biểu diễn sẽ dày hơn. “Mấy năm rồi Bộ VH-TT-DL cũng đưa nhà hát tuồng, chèo, cải lương biểu diễn ở Nhà hát Lớn. Hay tôi cũng có thể hỗ trợ để các đoàn diễn ở Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ (đại bản doanh của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc VN – PV)”, ông Vinh nói.
Hát bội, cải lương sôi động nhờ sân khấu xã hội hoá tại TP.HCM
Các loại hình nghệ thuật truyền thống đang hoạt động ở TP.HCM như hát bội, cải lương, đờn ca tài tử… vẫn có sức sống, chủ yếu nhờ các sân khấu xã hội hoá. Các vở được dựng từ sân khấu tư nhân hay các đoàn nhóm cải lương như Lê Hoàng, Chí Linh – Vân Hà… vẫn đều đặn ra mắt vở mới. Nhiều đạo diễn, nghệ sĩ cũng tự bỏ tiền túi ra để dựng vở như gần đây là Thái hậu Dương Vân Nga (do NSƯT, đạo diễn Hoa Hạ và nghệ sĩ Kim Ngân đầu tư dàn dựng), các live show cải lương của nghệ sĩ Thái Vinh (vở Loạn chiến Phụng Hoàng Cung), Thúy My (vở Thất Tiên nữ)… đều gây được sự chú ý và ủng hộ của khán giả. Chương trình Đêm hoa lệ kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như cải lương, hát bội… tại Nhà hát Chợ Lớn (Q.5) cũng diễn thường xuyên mỗi tuần. Nhà hát nghệ thuật Hát bội TP.HCM kết hợp cùng Câu lạc bộ Văn hoá - nghệ thuật Nguyễn Du (Q.1) đưa hát bội xuống phố định kỳ mỗi tháng tại phố đi bộ Bùi Viện. Hoạt động đờn ca tài tử cũng được duy trì và phổ biến tại các câu lạc bộ ở Trung tâm văn hoá thành phố, các quận, huyện; một số nghệ nhân còn mở lớp truyền nghề miễn phí…
Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như các điểm đến vốn dành riêng cho nghệ thuật truyền thống như Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, vì một số lý do (thiết kế sân khấu không phù hợp, thiếu kinh phí…), vẫn chưa thể sáng đèn thường xuyên. Sinh viên học ngành cải lương vẫn còn nhiều khó khăn để theo nghề sau khi ra trường do hoạt động sân khấu cải lương không còn nhiều đất diễn như trước đây, cát sê thấp…
Tố Tâm
|
TRINH NGUYỄN