08/01/2025

Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè – thu

Thời tiết chuyển mùa hè – thu, độ ẩm lớn khiến số trẻ đến khám tại các bệnh viện vì bệnh hô hấp đều tăng lên. Trong đó chủ yếu là trẻ bị ho, sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…. khiến nhiều cha mẹ đứng ngồi không yên.

 

Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè – thu

 

Thời tiết chuyển mùa hè – thu, độ ẩm lớn khiến số trẻ đến khám tại các bệnh viện vì bệnh hô hấp đều tăng lên. Trong đó chủ yếu là trẻ bị ho, sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…. khiến nhiều cha mẹ đứng ngồi không yên.

Lưu ý khi dùng điều hoà cho trẻ

Trong tiết trời nóng nực, trẻ ở trong phòng lạnh rồi lại đi ra ngoài trời với nhiệt độ thay đổi đột ngột, cùng thời tiết mưa nắng thất thường, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi làm gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.

Rất nhiều phụ huynh than phiền về tình trạng trẻ bị ngạt mũi, viêm mũi khi nằm phòng điều hoà. Về vấn đề này, ThS.BS Hồng Quý Quân – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, BV Việt Đức cho biết, điều hoà để quá lạnh sẽ làm cho các mạch ở niêm mạc mũi phản ứng, gây phù nề. Đây là phản ứng tự nhiên để tránh khí lạnh đi vào đường hô hấp. Nhưng để lâu sẽ gây viêm mũi, chảy dịch dẫn đến viêm mũi họng rồi viêm phế quản, viêm phổi.

“Có 1 số điều hoà không được vệ sinh thường xuyên nên khí thổi ra nhiều bụi và vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các cha mẹ cần lưu ý đến việc vệ sinh điều hoà và các đồ dùng trong gia đình”- BS. Quân nói.

http://suckhoedoisong.vn/Images/phamhiep/2018/08/01/jfrgp1526108041.pngBác sĩ khuyến cáo không nên bật điều hoà cả đêm mà sau khi trẻ ngủ say, thì mở cửa ban công và bật quạt. Nên đắp 1 chăn mỏng khi ngủ tránh cảm lạnh. Ảnh minh hoạ.

 

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị ngạt mũi, viêm mũi khi nằm phòng điều hoà, BS. Quân khuyến cáo, không để điều hoà quá lạnh, chênh giữ nhiệt độ ngoài trời và điều hoà không quá 8 độ C, nhiệt độ phòng nên để trên 26 độ. Với nhà có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên để nhiệt độ 28 độ, với trẻ sơ sinh nên để nhiệt độ 29-30 độ.

Không nên ngồi điều hoà liên tục quá 3 giờ, khi ngồi quá lâu nên đi ra ngoài để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể và không khí hít vào. Mỗi ngày nên tắt điều hoà 2 lần để mở cửa cho không khí lùa vào tránh tồn đọng khí.

Khi đi vào hoặc đi ra điều hoà tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Làm ẩm phòng bằng dụng cụ phun ẩm hay đơn giản là chậu nước để trong phòng. Buổi tối khi ngủ nên nhỏ 2 giọt nước muỗi sinh lý vào lỗ mũi để cho mũi không bị khô.

“Không nên bật điều hoà cả đêm mà sau khi trẻ ngủ say, thì mở cửa ban công và bật quạt. Nên đắp 1 chăn mỏng khi ngủ tránh cảm lạnh. Không để hướng gió điều hoà thẳng vào người trẻ. Thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi, luyện tập thể thao, bổ sung nước đầy đủ và vitamin”- chuyên gia Nhi tư vấn.

Đối phó với cơn ho “rút ruột” khi chuyển mùa ở trẻ

Thời tiết chuyển mùa, độ ẩm lớn khiến số trẻ đến khám tại các bệnh viện vì bệnh hô hấp đều tăng lên. Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), ThS.BS Nguyễn Thành Nam – Phụ trách khoa Nhi cho biết, do thời tiết chuyển mùa, ẩm ướt, tình trạng trẻ ho, sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi đều tăng lên. Các bệnh hô hấp chiếm 50% số bệnh nhân đến khám, vào viện. Đáng lưu ý, những cơn ho dai dẳng của trẻ khiến nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên, sốt ruột đưa con hết viện này đến viện khác khám.

Tại khoa Nhi, BVĐK Đức Giang, số trẻ đến khám vì bệnh lý hô hấp trong thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường gần đây cũng tăng lên. Đặc biệt viêm tiểu phế quản tuy không nhiều nhất, nhưng lại khiến các bậc phụ huynh rất sốt ruột bởi trẻ ho rất lâu. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 15-20 ca bệnh nhi (chủ yếu là các bé dưới 2 tuổi) phải nhập viện điều trị do viêm tiểu phế quản. Thời điểm này những trẻ có cơ địa dị ứng, bệnh lý hen cũng phải hết sức để ý, cần tuân thủ điều trị phác đồ chữa hen của bác sĩ để tránh lên những cơn hen cấp nguy hiểm cho sức khoẻ trẻ.

http://suckhoedoisong.vn/Images/phamhiep/2018/08/03/cach-giup-tre-nam-dieu-hoa-khong-bi-ngat-mui-viem-mui-cha-me-nao-cung-can-biet1533260053.jpg

 

Theo các bác sĩ, biểu hiện của viêm tiểu phế quản ở trẻ thường mất mạnh mẽ, gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi). Ban đầu, chỉ giống như cảm lạnh thông thường khi trẻ sổ mũi, ho nhẹ và sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày. Sau đó, các triệu chứng này sẽ phố biến và tăng lên, trẻ ho rất nhiều, thở nhanh, thở khò khè. Cổ và ngực của trẻ có thể thấy rõ co kéo theo mỗi nhịp thở. Tình trạng sốt kéo dài 4 – 5 ngày và do ho nhiều trẻ bị cảm giác khó thở, rồi nôn mửa kèm ho, có thể xuất hiện cả tiêu chảy.

“Những cơn ho dai dẳng không dứt của trẻ khiến bố mẹ sốt ruột nhất. Nhất là với bệnh lý viêm tiểu phế quản, trẻ ho rất lâu, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ có tâm lý lo lắng. Không ít bố mẹ có tâm lý “chạy vòng quanh”, khám bác sĩ này thấy uống vài ngày thuốc con chưa đỡ lại ôm con đi khám bác sĩ khác.

Trong khi đó, bệnh lý viêm tiểu phế quản gây ho rất lâu, vì vậy việc kiên trì điều trị là rất quan trọng. Người lớn cũng không nên cho trẻ uống thuốc ngừng ho tuỳ tiện, bởi những cơn ho cũng góp phần đẩy đờm dãi ra ngoài. Với trẻ ho kèm nôn trớ thì không nên cho con ăn quá no, nên uống nước ấm, xịt rửa mũi, họng và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc”- BS. Nam khuyến cáo.