23/01/2025

Cần làm gì để không bị cúm A/H1N1?

Bệnh cúm lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi.

 

Cần làm gì để không bị cúm A/H1N1?

Bệnh cúm lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi.
 

 

 

Cần làm gì để không bị cúm A/H1N1? - Ảnh 1.

Người trên 65 tuối nên chích ngừa cúm A/H1N1 hàng năm. Ảnh: firstcomm.org

 

Bệnh cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh truyền nhiễm do vi rút H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi bàn tay tiếp xúc với một số đồ vật, bề mặt bị dính chất dịch có chứa vi rút sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng…

Những môi trường nào dễ lây lan bệnh cúm?

Bệnh cúm dễ lây lan ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, nhà trọ,…

Bệnh cúm biểu hiện như thế nào?

Đa số các trường hợp bệnh cúm có các dấu hiệu nhẹ sốt cao trên 38 độ C, ho, đau họng, đôi khi cảm thấy mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức đầu, đau cơ,… Bệnh tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên trên một số đối tượng bệnh có thể có diễn tiến nặng, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng như sốt cao hơn, tức ngực, khó thở, tím tái, lừ đừ hay kích thích.

Có cần đi xét nghiệm cúm không?

Không nhất thiết phải xét nghiệm, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Những ai có thể bị cúm nặng?

– Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.

– Phụ nữ mang thai.

– Người mắc các bệnh mãn tính: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, béo phì, ung thư, HIV/AIDS hay các hội chứng suy giảm miễn dịch khác…

Những người bị bệnh cúm cần làm gì?

Nếu không có nguy cơ diễn tiến nặng, bênh nhân cúm hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà và tự khỏi trong vài ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân nên:

– Nghỉ ngơi ở nhà, không đi học, đi làm trong vòng 7 ngày sau khởi phát vì đây là khoảng thời gian vi rút cúm đào thải ra môi trường trong vòng 7 ngày.

– Không nên đi đến những nơi tập trung đông người, trừ trường hợp bất khả kháng thì phải mang khẩu trang che kín miệng và mũi, cần thay khẩu trang ngay khi bị ướt.

– Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.

– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc kháng vi rút.

– Theo dõi sát các biểu hiện của bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nặng.

Bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Tất cả mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh cúm cho chính bản thân mình bằng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như:

– Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.

– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.

– Giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng.

– Tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa, đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ diễn tiến nặng như đã nêu trên.

Có nên tiêm ngừa vắc xin cúm hay không?

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm. Vắc xin cúm được phép chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho thai phụ. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng được khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm./.