11/01/2025

Số hoá dữ liệu TP.HCM

TP.HCM đang đẩy mạnh số hoá dữ liệu hạ tầng đô thị, dân cư, doanh nghiệp… nhằm tăng hiệu quả quản lý.

 

Số hoá dữ liệu TP.HCM

TP.HCM đang đẩy mạnh số hoá dữ liệu hạ tầng đô thị, dân cư, doanh nghiệp… nhằm tăng hiệu quả quản lý.
 
 
 
 
 

UBND Q.12 số hóa hồ sơ giúp người dân 
thuận lợi hơn khi làm thủ tục hành chính /// Ảnh: Ngọc Dương

UBND Q.12 số hoá hồ sơ giúp người dân thuận lợi hơn khi làm thủ tục hành chính  ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 
Số hóa dữ liệu TP.HCM - ảnh 1

Trả lời Thanh Niên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến (ảnh) khẳng định nếu xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh mà không có dữ liệu đầy đủ về người dân, hạ tầng kinh tế – xã hội (KT-XH) thì khó đạt hiệu quả như mong muốn.

Làm thế nào để xây dựng dữ liệu dân cư, hạ tầng đô thị đảm bảo tính chính xác cao?

Một số dữ liệu quan trọng do T.Ư thực hiện, có thể thời gian sẽ kéo dài. TP giao cho Sở Thông tin – Truyền thông phối hợp Công an TP tham mưu một kế hoạch chung để triển khai lồng ghép theo hướng dẫn của Bộ Công an, ngoài thu thập dữ liệu dân cư thường trú (khoảng 6,4 triệu người) nhằm xây dựng dữ liệu dân cư quốc gia, TP chủ động thu thập thêm các cơ sở dữ liệu (CSDL) người tạm trú (khoảng 3,4 triệu người) với những nhu cầu về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, phương tiện đi lại… để góp phần giải quyết đảm bảo an sinh xã hội, quản lý đô thị, làm cơ sở đánh giá đầy đủ về tình hình KT-XH, hoạch định chính xác chiến lược phát triển… Phương án thu thập thêm dữ liệu người dân, TP tính toán giao cho chủ tịch UBND 24 quận, huyện vì có trách nhiệm quản lý toàn diện, sâu sát địa bàn. 

 
 
Cảnh báo ngập tức thì
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, TP đang lắp đặt hệ thống cảm biến cảnh báo ngập trên địa bàn. Khi có ngập lụt do triều cường hoặc mưa, hệ thống sẽ tự đo mực nước và truyền dữ liệu về máy chủ. Sau khi phân tích dữ liệu nhận được ở các điểm ngập, phần mềm quản lý dữ liệu sẽ đưa ra thông tin cảnh báo ngập và lộ trình di chuyển phù hợp cho người dân trên thiết bị di động, giúp người dân chủ động đi lại.

 

 

Riêng về hạ tầng đô thị, TP cập nhật hoàn chỉnh bản đồ số, trên đó tích hợp các lớp thông tin cụ thể về giao thông, ngập nước, điện, nước sạch, trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, địa điểm du lịch, cơ sở dịch vụ…
 
Người dân được gì?
Có một thực trạng chung là CSDL hiện nay chủ yếu vẫn là dữ liệu trên hồ sơ giấy tờ, còn nằm rải rác, phân tán theo kiểu thủ công. Bây giờ số hoá, tập hợp lại và chia sẻ, gọi là dữ liệu mở – mở giữa các cơ quan quản lý nhà nước trước, tiếp đến là mở cho người dân, doanh nghiệp (DN) khai thác, sử dụng. Trên cơ sở nền tảng số h, người dân muốn phát triển, kinh doanh dịch vụ thì dựa vào đó chủ động xây dựng mobile app (ứng dụng trên ĐTDĐ) mà khai thác, kinh doanh bởi các mobile app đều xuất phát từ CSDL lớn được số h.
 
Tuy nhiên, đó là hướng lâu dài, quan trọng nhất hiện nay là TP sẽ công khai, minh bạch thông tin điều hành, quản lý cho người dân một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất. TP làm theo hướng không phải đợi có kho dữ liệu dùng chung hoàn chỉnh mới mở ra, mà trên cơ sở hiện hữu mình có được dữ liệu nào, thì vẫn cho mở ra để người dân, DN tiếp cận, khai thác được hiệu quả.
 
Khi có dữ liệu số h đầy đủ về các lĩnh vực đô thị, TP có thể tổ chức những cuộc thi, chẳng hạn như thi thiết kế mobile app nhận diện điểm kẹt xe; ngập nước; địa điểm phù hợp quy hoạch có thể mở cơ sở dịch vụ gần trường học, bệnh viện; khu vực phát triển nhà ở theo hướng hiện đại, thuận lợi giao thông; thiết kế mobile app để người dân nếu cần tìm phòng mạch điều trị một bệnh tật gì đó trong một bán kính nhất định thì dễ dàng có được…
 
Ở một số nước, nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội khởi nghiệp thành công nhờ khai thác tốt CSDL mở đó, chứ không nhất thiết chỉ khởi nghiệp dựa vào những mô hình kinh doanh truyền thống.
 
 
Số hóa dữ liệu TP.HCM - ảnh 2

Cơ sở dữ liệu số hoá hoàn chỉnh sẽ giúp gần 100 cơ quan nhà nước, đơn vị công lập liên thông  ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

 
Gắn sao dữ liệu số h
Khai thác, sử dụng CSDL mở, người dân có phải đóng phí?
Vấn đề này TP đã có tính toán. Về nguyên tắc thì thông tin số h cơ bản sẽ được miễn phí. Nếu có thu thì sẽ thu ở mức thấp mà thôi nếu việc khai thác dữ liệu đó để phục vụ kinh doanh, mục đích là để dành cho việc duy trì hoạt động của kho dữ liệu dùng chung.
 
Việc công bố rộng rãi dữ liệu mở có ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức?
Khi xây dựng cổng thông tin để công bố, TP phải rà soát hết nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật, bởi nếu làm không khéo sẽ phát sinh hệ luỵ kiểu như số điện thoại cá nhân bị rao bán trên mạng. TP sẽ tính toán phân loại, gắn sao cho mỗi thông tin để nhận diện được thông tin nào công khai, minh bạch; thông tin nào chỉ để phục vụ công tác điều hành, quản lý. Ví dụ như thông tin đó gắn 1 sao thì được công bố rộng rãi chẳng hạn, và mức độ công bố hạn chế hoặc không được cung cấp tùy theo số lượng sao mình gắn vào thông tin đó.
 
 
Số hóa dữ liệu TP.HCM - ảnh 3
UBND Q.12 số hoá hồ sơ giúp người dân thuận lợi hơn khi làm thủ tục hành chính

 

 
Lộ trình thực hiện thế nào, thưa ông?

Kho dữ liệu dùng chung mình vừa làm mới, vừa tích hợp cái sẵn có giữa TP với bộ ngành T.Ư và trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước của TP. Đây là một đề án lớn với những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong năm 2018 phải thực hiện, xác định được những trường dữ liệu nào để xây dựng kho dữ liệu dùng chung của TP trên 3 nền tảng cơ bản đã vạch ra: CSDL về người dân, DN, bản đồ số.

 
Những trụ cột này được xem như là một khung giải pháp về công nghệ, để các sở ngành, đơn vị liên quan dựa vào đó thực hiện các phần việc của mình. Nếu như các sở ngành, đơn vị làm một việc gì đó liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần xây dựng chính quyền điện tử thì biết cách cùng xây dựng dữ liệu, tuân thủ cái chung của TP đề ra như thế.
Nếu làm tốt, đến năm 2020, TP có thể lắp được hết các CSDL thiết yếu về người dân, DN, bản đồ số để tiến tới phục vụ cộng đồng khai thác, sử dụng.
 
Nhiều cơ quan tiên phong
UBND Q.1 (TP.HCM) đã số hoá hồ sơ thông tin quy hoạch trên địa bàn, giấy phép xây dựng, kinh doanh – hộ kinh doanh cá thể, đăng ký khai tình hình sử dụng lao động… Đặc biệt, thông tin về hộ tịch của khoảng 1 triệu người dân từng sống ở Q.1 từ năm 1954 đến nay đã được số hóa. Ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh văn phòng UBND Q.1, cho biết nếu có nhu cầu sử dụng bản đồ và các dịch vụ công trực tuyến, hoặc bây giờ ở bất kỳ nơi đâu, những ai muốn trích lục thông tin hộ tịch của mình chỉ cần truy cập website www.quan1.hochiminhcity.gov.vn. Theo Văn phòng UBND Q.12, hiện quận này đã số hóa dữ liệu khoảng 220.000 nhân khẩu, trong tổng số gần 600.000 nhân khẩu, dự kiến trong năm 2018 sẽ hoàn tất số h dữ liệu người dân toàn quận.
 
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết Sở đang triển khai số hóa dữ liệu hệ thống cầu, đường và biển báo, quý 4/2018 sẽ xong để tiến tới công bố cho người dân dễ dàng nhận biết, thuận tiện đi lại thông qua phần mềm trực tuyến. Ông Hoàng Tùng, Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, cho biết TP giao cho Sở công bố thông tin quy hoạch và số hoá dữ liệu quản lý đô thị về hạ tầng điện, nước, viễn thông… “Ứng dụng thông tin quy hoạch TP.HCM” (gọi tắt là phần mềm thông tin quy hoạch trực tuyến) được phát triển và quản lý bởi Sở nhằm công khai thông tin quy hoạch đô thị tại TP.HCM thông qua ứng dụng web và ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp người sử dụng có thể xác định vị trí khu đất mình quan tâm cùng các thông tin quy hoạch đô thị liên quan”, ông Tùng nói. Theo ông Tùng, người dân, tổ chức và DN có thể truy cập địa chỉ website: thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn, đối với mobile app, người dùng có thể tải ứng dụng với từ khoá “Thông tin quy hoạch TP.HCM” hoặc “Thong tin quy hoạch TP.HCM”.
 
 
Đình Nguyên

ĐÌNH PHÚ